Các khía cạnh của từng nhân tố của sự thỏa mãn công việ c

Một phần của tài liệu 1333599794_Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh (Trang 56 - 59)

Sau khi các biến của nhân tố điều kiện làm việc đã bị loại khỏi thang đo, phân tích nhân tố được tiến hành. Như vậy, từ số biến quan sát ban đầu là 37 biến, nay ta chỉ

còn lại 32 biến. Mong đợi của chúng trước khi tiến hành phân tích nhân tố này là 32 biến này sẽ được rút gọn thành 6 nhân tố là sự thỏa mãn đối với thu nhập, đào tạo thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc và phúc lợi công ty.

Cũng như các phương pháp phân tích thống kê khác, trước khi tiến hành phân tích nhân tố, ta cũng cần kiểm tra xem việc dùng phương pháp này có phù hợp hay không. Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện bởi việc tính hệ số KMO and Bartlett’s Test. Trị số của KMO trong trường hợp này khá lớn đạt 0.877 và Sig. của Bartlett’s

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 49

Test nhỏ hơn 1/1000 cho thấy 32 biến này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết Ho là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể còn KMO dùng để kiểm tra xem với kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), giá trị KMO nằm giữa 0.5 đến 1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp.

Phương pháp trích trong phân tích nhân tố của nghiên cứu này là phân tích nhân tố

chính (Principal component analysis) với giá trị trích Eigenvalue lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là chỉ những nhân tốđược trích ra có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới

được giữ lại trong mô hình phân tích.

Bảng kết quả phân tích nhân tích cho thấy có tất cả 32 nhân tố nhưng chỉ có bảy nhân tố có Eigenevalue lớn hơn 1. Bảy nhân tố này sẽ được giữ lại tiếp tục phân tích. Ta cũng thấy được với bảy nhân tố này sẽ giải thích được 64.42% biến thiên của dữ liệu (phần trăm của phương sai). Tỉ lệ này là khá cao trong phân tích nhân tố.

Nhìn vào hệ số tải nhân tố ở ma trận nhân tố (component matrix) ta khó có thể thấy

được những biến nào giải thích nhân tố nào, do vậy ta cần phải xoay các nhân tố. Phương pháp xoay được chọn ở đây là Varimax procedure, xoay nguyên góc các nhân tốđể tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ

tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5. Chỉ những biến có hệ số tải lớn hơn 0.5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó.

Sau khi xoay các nhân tố sự tập trung của các biến theo từng nhân tốđã hiện rõ ràng. Trong đó nhân tốđầu tiên là toàn bộ các biến thuộc nhân tố sự thỏa mãn đối với cấp trên. Nhân tố thứ hai là toàn bộ các biến thuộc nhân tố sự thỏa mãn đối với đồng nghiệp. Nhân tố thứ ba là các biến thuộc nhân tố sự thỏa mãn đối với đặc điểm công việc, ngoại trừ biến ‘nhận được phản hồi từ cấp trên’. Biến này có hệ số tải nhân tố

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 50

tư là toàn bộ các biến thuộc nhân tố sự thỏa mãn đối với đào tạo thăng tiến. Nhân tố

thứ năm là toàn bộ các biến thuộc nhân tố sự thỏa mãn đối với thu nhập.

Đối với các biến thuộc nhân tố sự thỏa mãn đối với phúc lợi công ty, ta thấy rằng biến ‘không sợ mất việc’ có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 ở tất cả bảy nhân tốđược trích ra. Ở phần phân tích hệ số Cronbach’s alpha chúng ta đã do dự không loại biến này thì ở phần phân tích nhân tố này, ta có đủ cơ sở hơn để loại biến này ra khỏi thang đo. Năm biến còn lại của nhân tố ‘phúc lợi công ty’ đã có sự phân hóa thành hai nhân tố rõ rệt. Ta tạm đặt tên cho nhân tố thứ sáu là phúc lợi cơ bản và nhân tố

thứ bảy là phúc lợi cộng thêm.

Sau khi loại biến ‘không sợ mất việc’ ra khỏi phân tích nhân tố, kết quảđã cũng cho ra bảy nhân tố như trên, nhưng lúc này các hệ số tải nhân tố sau khi xoay đã được cải thiện so với lúc còn có biến ‘không sợ mất việc’. Khả năng giải thích của bảy nhân tố này đã được cải thiện lên 65.471%.

Kết quả cuối cùng sau khi loại các biến không phù hợp ở phần phân tích nhân tố, ta còn lại 31 biến trong thang đo và được chia làm bảy nhân tố với tên gọi tương ứng với sáu nhân tố của sự thỏa mãn công việc ta đã xây dựng ban đầu (nhân tố điều kiện làm việc đã bị loại và nhân tố phúc lợi được chia làm hai). Bảy nhân tốđó gồm sự thỏa mãn đối với thu nhập, đào tạo thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, phúc lợi cơ bản và phúc lợi cộng thêm.

Phân tích nhân tố cũng giúp ta xác định được hệ số nhân của các biến đối với từng nhân tố như sau:

Fi = Wi1 X1 + Wi2 X2 + Wi3 X3 + ……. + Wi31 X31 (4.2) Trong đó:

Fi : nhân tố thứ i được giải thích bởi 31 biến quan sát.

Wik: nhân số của biến thứ k khi giải thích nhân tố thứ i.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 51

Một phần của tài liệu 1333599794_Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)