Nút tháo dầu

Một phần của tài liệu Thiết kế các chi tiết máy cho hộp giảm tốc phân đôi cấp chậm (Trang 45 - 47)

III- TÍNH TOÁN ỔLĂN

e)Nút tháo dầu

Sau một thời gian làm việc, dầu bôi trơn chứa trong hộp bị bẩn (do bụi bặm và do hạt mài), hoặc bị biến chất, do đó cần phải thay dầu mới. Để tháo dầu cũ, ở đáy hộp có lỗ tháo dầu. Lúc làm

việc, lỗ được bịt kín bởi nút tháo dầu. Kết cấu và kích thước của nút tháo dầu cho trong bảng 18- 7 (đối với nút tháo dầu trụ), d=M16×1,5;

Mặt đáy hộp làm dốc về phía lỗ tháo dầu với độ dốc 1÷2o và ngay tại chỗ tháo dầu làm lõm xuống

g) Kiểm tra mức dầu

Dùng que thăm dầu kích thước ghi trên hình 18-11 d.

3)Kết cấu một số chi tiết khác a)Kết cấu trục

Kết cấu trục phải ít gây tập trung ứng suất nhất. Trục bậc tuy có kết cấu phức tạp, dễ gây nên tập trung ứng suất nhưng lại đảm bảo các điều kiện lắp ghép. Mặt khác, trục bậc phù hợp với sự phân bố tải nên trong thực tế trục bậc thường được dùng nhiều. Đường kính các đoạn trục thường được lấy theo tiêu chuẩn.

Đối với những chỗ có tiết diện trục thay đổi (rãnh then, vai trục,...) thương phải làm góc lượn chuyển tiếp. Đối với vai trục, bán kính góc lượn r của trục phải nhỏ hơn bán kính (R) hoặc chiều dài phần vát (C) của chi tiết lắp trên nó nhằm đảm bảo chi tiết có thể tỳ sát vào mặt định vị của vai trục. Kích thứơc của cạnh vát và bán kính góc lượn r và R có thể lấy theo bảng 13-1.

Đối với mối ghép then, rãnh then làm giảm sức bền của trục, cho nên để đảm bảo sức bền trục cần phải tăng đường kính thân trục: tăng 4% khi dùng một rãnh then. Nếu trên một trục cần thực hiện hai hay nhiều then trên các đoạn trục có đường kính khác nhau, thì kích thước then (chiều rộng rãnh trên

trục b) nên lấy như nhau và nên bố trí trên cùng một mặt phẳng.

a) Kết cấu bánh răng : Thường chọn phương pháp dập để chế tạo phôi bánh răng. Để kim

loại dễ điền đầy khi dập, các độ dốc thường lấy ~ 5o, các bán kính r và R lấy như sau: r = 0,05h + (0,5~1)≈ 0,05.11 + (0,5~1)≈1,5mm

R = 2,5r + (0,5~1) ≈2,5.1,5 + (0,5~1) ≈4,5 mm Lựa chọn kích thước các phần tử

- Vành răng:

Đối với bánh răng trụ δ =(2,5 ~ 4)m=(2,5 ~ 4)3≈9mm - mayơ:

Chiều dài mayơ 1 thường chọn theo đường kính d của bề mặt lắp ghép: l = (0,8 ~ 1,8)d

Mayơ cần đủ cứng và đủ bền, vì vậy, đường kính ngoài thường chọn bằng: D = (1,5 ~ 1,8)d

Bánh răng trụ D=(1,5 ~ 1,8).48≈80mm

- Đĩa hoặc nan hoa dùng để nối mayơ với vành răng. Chiều dày của đĩa được chọn như sau: Bánh răng hình trụ cuả cấp nhanh: C ≈ (0,2 ~ 0,3)b= (0,2 ~ 0,3)30≈9mm

Bánh răng hình trụ cuả cấp chậm: C ≈ (0,2 ~ 0,3)b= (0,2 ~ 0,3)108 = 30 mm Trên đĩa làm từ 4 đến 6 lỗ

Đường kính lỗ: do = (12 ~ 15)mm Đường kính tâm lỗ:

Hình dạng và hệ thức xác định các yếu tố của nan hoa đối với bánh răng đúc cho trên hình 14-9. Độ dốc và bán kính góc lượn chọn như trên hình 14-9.

Một phần của tài liệu Thiết kế các chi tiết máy cho hộp giảm tốc phân đôi cấp chậm (Trang 45 - 47)