Phát triển các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong

Một phần của tài liệu Tour thực địa Hà Nội- Ninh Bình (Trang 45 - 47)

Các giải pháp phát triển hệ thống này tương đối giống các giải pháp phát triển hệ thống chợ do có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau do đặc điểm phân tán rộng khắp của các hàng quán này.

Thứ nhất là tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hàng quán thường có quy mô nhỏ hẹp nên số lượng hàng hoá bày bán là không nhiều, quy cánh chủng loại ít. Do tiềm lực về vốn rất yếu nên việc mở rộng quy mô cửa hàng là hết sức khó khăn. Giải pháp đưa ra là các cửa hàng có thể kí gửi tại kho của nhà cung cấp, chỉ trưng bày một số sản phẩm, khi nào khách mua gần hết hàng thì lại đến kho của nhà cung cấp để lấy. Các mặt hàng thực phẩm tại đây thường có giá rẻ tương đối nhưng có chất lượng không cao. Vì vậy cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ. Các cửa hàng cần phải đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chủ

thương cần bán các sản phẩm có chất lượng, kiên quyết không kinh doanh các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch. Việc nâng cao chất lượng không chỉ là nhập các sản phẩm có chất lượng để bán mà còn phải có biện pháp bảo quản tốt các sản phẩm hàng hoá. Các cửa hàng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà đầu tư các trang thiết bị, các dụng cụ để bảo quản thực phẩm. Ví dụ như các quán bán hải sản tươi sống cần có hệ thống bể nước, hệ thống sục khí; các quán thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chin cần đầu tư tốt cho hệ thống tủ lạnh …

Thứ hai là vấn đề về văn hóa kịnh doanh, đạo đức kinh doanh. Ông cha ta có câu “một sự bất tín, vạn sự bất tin” Thực trạng cân thiếu trọng lượng, thực phẩm bị pha trộn, ngâm tẩm… đang rất phổ biến. Có khi 1kg thực ra chỉ có 0,9 ; nhiều khi trong đậu phụ lại có thạch cao… Các cửa hàng cần trung thực và có đạo đức trong kinh doanh. Có như vậy thì khách hàng mới tin tưởng và mua hàng tại cửa hàng của mình. Bên cạnh đó văn hóa ứng sử trong giao tiếp, trong giao dịch mua bán cần được chú trọng : “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi ” thì lần sau khách hàng mới quay lại từ đó việc kinh doanh mới thành công.

Thứ ba là các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý các hàng quán này. Các cửa hàng, quán rong phát triển hết sức tự phát, phân bố rộng khắp nên hết sức khó khăn trong công tác quản lý. Một cửa hàng có thể hôm nay mở cửa nhưng ngày mai đóng cửa, một chị bán rong có thể hôm nay đi bán, ngày mai đi về quê… Các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng, phân bố rộng khắp các nơi để quản lý hệ thống này. Thường xuyên kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra việc chấp hành an toàn giao thông của các cửa hàng hạn chế và nghiêm khắc sử phạt các đối tượng cố tình vi phạm.

Cuối cùng là việc gìn giữ những nét đẹp văn hoá của thủ đô. Do các hàng quán bán rong thường xuyên lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông nên chính phủ đã ban hành một số quy định hạn chế các quán rong trên

một số tuyến phố. Thực tế thì số lượng các quán rong đã giảm tuy nhiên cũng không nên xoá bỏ hình thức kinh doanh truyền thống này. Chúng ta cần có biện pháp phát triển theo hướng giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống từ đó phát triển du lịch. Ví dụ như : ban hành các quy định về điều kiện vật chất kĩ thuật của quán rong, quy định không được dừng đỗ quá 10 phút …

Một phần của tài liệu Tour thực địa Hà Nội- Ninh Bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w