- Hệ thống tải cáp điện năng đóng vai trò tải năng lượng điện ba pha từ bề mặt đến động cơ điện chìm Các loại cáp tải điện cần phải thoả mãn một số yêu cầu kỹ
b) Thiết bị tách khí theo nguyên tắc ly tâm
3.2.1. Hư hỏng động cơ điện và Protector
Hai thiết bị này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khi Protector hư hỏng sẽ gây hỏng động cơ. Vì vậy cả hai thiết bị có chung tỷ lệ hỏng như nhau là 60%.
- Hỏng động cơ: chủ yếu là do cháy stator, nguyên nhân là lớp cách điện của động cơ bị phá huỷ do chất lỏng của giếng đi vào làm thay đổi tính chất cách điện của chất lỏng trong động cơ và dẫn đến hư hỏng ổ chặn, ổ đỡ. Roto rất hiếm xảy ra hư hỏng. Số liệu hư hỏng đối với stato như sau:
Bảng 4.1: Tỷ lệ các nguyên nhân gây hỏng của stator
Nguyên nhân Tỷ lệ ( % )
Do lưu chất xâm nhập vào 90 ÷ 95
Do lão hóa của lớp cách điện trên dây cuốn stator và chất
lượng chất lỏng trong động cơ 5 ÷ 10
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lưu xâm nhập vào động cơ (90 ÷ 95%) còn lại là do lão hoá lớp cách điện trên cuộn dây stator và chất lượng chất lỏng trong động cơ. Lưu chất xâm nhập vào động cơ có thể qua đường dẫn cáp (chiếm 5%) và qua Protector (chiếm 90%)
- Hỏng Protector: Việc hư hỏng Protector là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ hư hỏng cao nhất. Các số liệu thống kê thể hiện như sau:
Bảng 4.2: Tỷ lệ hư hỏng Protector
Các chi tiết hư hỏng Tỷ lệ hư hỏng ( % )
Trục Protector -
Bạc đỡ 5
Vỏ Protector 10
Túi đàn hồi -
Phớt làm kín 60 ÷ 70
Qua số liệu thống kê ta thấy:
- Trục Protector sử dụng tại mỏ hầu như không hư hỏng. - Túi đàn hồi ít khi bị hư hỏng
- Các hư hỏng chính của Protector là do hư hỏng phớt làm kín. Phớt làm kín mặc dù được chế tạo rất chi tiết nhưng vẫn xảy ra hư hỏng.
+ Nguyên nhân là do thiết bị làm việc trong điều kiện giếng có nhiều tạp chất cơ học. Các tạp chất len dần vào khe hở giữa phớt và trục làm cho phớt mòn nhanh, độ kín của phớt sẽ giảm.
+ Động cơ làm việc không ổn định. Do lưu lượng của giếng không ổn định dẫn đến sự thay đổi tải của động cơ. Bên cạnh đó, hệ thống bơm điện chìm làm việc theo chế độ chu kỳ nên cũng làm thay đổi lực dọc trục một cách bất thường và gây ra hư hỏng cho phớt.
+ Khi hư hỏng phớt, lưu chất giếng xâm nhập vào protector theo trục. Các tạp chất cơ học sẽ theo trục đi vào gây ra hỏng.
+ Hư hỏng bề mặt con lăn chịu lực: Khi có tạp chất thì lực ma sát giữa mặt tĩnh và mặt động của con lăn chịu lực tăng cao hay gây mòn cho các bề mặt. Nếu có cát vào thì còn nguy hiểm hơn, lúc này bề mặt của con lăn chịu lực bị xước, mòn nhanh. Khi con lăn chịu lực mòn, hư hỏng thì nhiệm vụ bảo vệ động cơ khỏi lực dọc trục không còn và gây ra hư hỏng động cơ.
+ Hư hỏng động cơ: Ngoài việc động cơ bị hư hỏng do con lăn chịu lực hỏng gây ra thì tạp chất giếng vào theo trục Protector sẽ kết hợp với lưu chất động cơ làm thay đổi tính năng lưu chất dẫn đến cháy động cơ (do tính cách điện và làm mát của lưu chất cho động cơ bị thay đổi)
- Khi vỏ Protector gặp sự cố rò rỉ sẽ gây hở, lưu chất giếng xâm nhập vào Protector gây mất ổn định áp suất của Protector sẽ gây hiện tượng hư hỏng như khi hư hỏng phớt làm kín.