Sơ đồ điều khiển kiểm soát bình tách NGS 25m3 ở mỏ Bạch Hổ

Một phần của tài liệu Quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa bình tách chịu áp lực ở mỏ Bạch Hổ (Trang 38 - 42)

Hổ

Nguyên lý hoạt động (hình 2.14)

Dầu sau khi tách sẽ đưa về bình 100m3 qua van 13; 14; 15 hoặc van 12 để tách nốt khí còn lại. Khí sau khi tách sẽ đi qua van 3; 4; 5 hoặc van 2 ra đuốc. Nhánh có các van 6; 7; 8 chỉ làm việc khi áp suất trong bình vượt quá giới hạn cho phép. Tuỳ thuộc vào yêu cầu công nghệ mà bình tách chỉ duy trì áp suất ở một giá trị nào đó. Giá trị này phải lớn hơn giá trị áp suất làm việc ở trong bình 100m3. Thông thường các bình tách làm việc có áp suất duy trì từ 8 KG/cm2 đến 12 KG/cm2. Các thiết bị điều khiển làm việc để luôn duy trì mức chất lỏng trong bình tách.

a. Quá trình điều khiển mức chất lỏng trong bình tách

Thiết bị dùng để kiểm tra và điểu khiển mức chất lỏng trong bình tách bao gồm: bộ đo mực chất lỏng số 11; bộ B10, P331 dùng để ghi mực chất lỏng trong bình và đóng mở số 15. Bộ đo mực chất lỏng số 11 được gắn với bình bởi van số 9; 10. Bộ đo này được gắn với phao và sử dụng nguồn khí nuôi 1,4 KG/cm2. Tuỳ thuộc vào mức chất lỏng trong bình nhiều hay ít thì lực đẩy lên phao số 1 mạnh hay yếu. Trọng lượng của phao có giá trị khác nhau, thông qua bộ phận đo mức chất lỏng số 11, sẽ truyền tín hiệu ở lối ra ở các giá trị tương ứng.

Tín hiệu ở lối ra 11 sẽ truyền đến B qua đường truyền số 18, tín hiệu này sẽ tỷ lệ với mức chất lỏng trong bình tách.Trường hợp lối ra 11 lớn hơn ngưỡng B thì sẽ điều khiển để van số 15 dẫn chất lỏng từ bình NGS tới bình 100m3 hoặc ra tàu chứa.

Trường hợp ngược lại tín hiệu lối ra 11 nhỏ hơn ngương B thì van sẽ đóng lại để duy trì mức chất lỏng.

b. Quá trình điều khiển áp suất trong bình

Áp suất trong bình NGS được lối với đồng hồ MP4 qua hệ thống van. Tuỳ theo giá trị của áp suất của bình cao hay thấp mà đồng hồ có giá trị tương ứng. Tín hiệu lối ra của đồng hồ có giá trị từ 0,2 đến 1 KG/cm2. Trường hợp tín hiệu lối ra có giá trị 0,2 KG/cm2 thì áp suất trên đồng hồ bằng 0. Trường hợp tín hiệu lối ra có giá trị 1 KG/cm2 thì áp suất trên đồng hồ MP4 có giá trị hết thang đo.

Ví dụ: đồng hồ có dải đo từ 0 đến 25 KG/cm2 thì áp suất bằng 0 nếu đồng hồ chỉ 0,2. Còn áp suất bằng 25 KG/cm2 nếu tín hiệu lối ra bằng 1.

Tín hiệu lối ra tỷ lệ với áp suất trong bình. Tín hiệu này được đưa tới A qua đường truyền tín hiệu số 20. Tương tự như quá trình điều khiển mức chất lỏng trong bình, người ta có giá trị ngưỡng trên A.

Trường hợp tín hiệu ở cụm A mà lớn hơn giá trị của ngưỡng thì van số 4 sẽ mở, áp suất trong bình sẽ giảm. Trường hợp tín hiệu ở lối ra nhỏ hơn giá trị của ngưỡng thì van số 4 đóng lại và áp suất sẽ tăng dần.

Hình 2.14. Sơ đồ điều khiển, kiểm soát bình tách 25m3 Chú thích:

1- Phao báo mức.

2;3;5;6;8;9;10;12;13;14- Các van chặn thôg thường. 4;15- Van Mim.

7- Van an toàn.

11- Bộ phận đo mức chất lỏng trong bình. 16- Bộ truyền tín hiệu áp suất của bình.

17;18;19;20- Các đường truyền tín hiệu điều khiển.

CHƯƠNG 3

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BÌNH TÁCH TÍNH TOÁN CHO BÌNH TÁCH Ở MỎ BẠCH HỔ 3.1. Cấu tạo chung của bình tách

Hình 3.1. Sơ đồ bình tách 2 pha trụ đứng Chú thích:

1- Đường vào của hỗn hợp. 5- Bộ phận chiết sương. 2- Tấm lệch dòng. 6- Đường xả khí.

3- Thiết bị điều khiển mức. 7- Van an toàn. 4- Đường xả chất lỏng.

3.1.1. Bộ phận tách cơ bản A

Được lắp đặt trực tiếp ở cửa vào đảm bảo nhiệm vụ tách khí ra khỏi dầu, tức là giải phóng được các bọt khí tự do. Hiệu quả làm việc phụ thuộc vào cấu trúc

Có 2 cách bố trí bộ phận tách cơ bản: hướng tâm và ly tâm.

a. Theo nguyên tắc hướng tâm

Hình 3.2. Tách cơ bản kiểu cửa vào hướng tâm Chú thích:

1- Thành bình. 4- Vòi phun.

2- Đoạn ống đục lỗ. 5- Đường vào của hỗn hợp. 3- Tấm chặn. 6- Lỗ thoát chất lỏng.

Phải tạo được các va đập, thay đổi hướng và tốc độ chuyển động. Hỗn hợp phải được phân tán, tạo rối qua các vòi phun và đập vào các tấm chặn để thực hiện quá trình tách cơ bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỗn hợp sản phẩm khai thác theo đường số 5 vào ống phân tán, qua các vòi phun số 4 được tăng tốc và đập vào các tấm chặn số 3 làm đổi chiều chuyển động và giảm tốc độ thoát qua khe hở giữa các tấm chặn. Khí bay lên phần cao. Còn chất lỏng phần lớn bám vào các tấm chặn, kết dính và đi xuống bộ phận tách thứ cấp theo các lỗ thoát số 6.

b. Theo nguyên tắc ly tâm

Hình 3.3. Tách cơ bản bằng lực ly tâm

Phương án phổ biến là bố trí cửa vào theo hướng tiếp tuyến với thành bình. Thường được thiết kế bởi 2 ống hình trụ đồng tâm. Dòng sản phẩm hỗn hợp sẽ đi vào khoảng không gian giữa 2 ống theo hướng tiếp tuyến với thành ống. Dầu có xu hướng bám dính vào thành ống.

 Đối với bình trụ đứng: bộ phận tách cơ bản là 2 ống hình trụ đồng tâm có đường kính không thay đổi. Ống trong có rãnh kiểu nan chớp. Khi dòng hỗn hợp sản phẩm khai thác đi vào theo hướng tiếp tuyến với thành ống và chuyển động theo quỹ đạo xoắy. Do khí có lực ly tâm nhỏ hơn sẽ đi vào ống hình trụ bên trong qua các màng chớp và thoát lên trên. Còn dầu có lực ly tâm lớn hơn sẽ văng ra và bám vào thành trong của ống hình trụ bên ngoài, kết dính lại và lắng xuống dưới đến bộ phận tách thứ cấp.

 Đối với bình trụ ngang: sử dụng 2 ống hình trụ đồng tâm, ống hình trụ bên trong có đường kính thay đổi. Dòng hỗn hợp sẽ đi vào theo hướng rãnh xoắn ốc để tạo lực ly tâm để dễ dàng phân ly dầu - khí.

 Ngoài ra còn tách sơ bộ bằng đầu xoắy lốc thuỷ lực.

Một phần của tài liệu Quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa bình tách chịu áp lực ở mỏ Bạch Hổ (Trang 38 - 42)