Ngăn ngừa và giảm thiểu.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại bệnh viện Mỹ Tho (Trang 30 - 33)

Một cách có hiệu quả kinh tế, xã hội trong quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng là tiến hành các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật, chính sách để giảm thiểu ngay chất thải y tế từ nguồn phát sinh.

Nguyên tắc:

Giảm thiểu chất thải tại nguồn: Biện pháp lựa chọn thay thế vật liệu gì sao cho lượng phế thải nhỏ nhất hay lựa chọn nhà chung cấp vật tư thuốc men, lương thực… cho bệnh viện mà có lượng thải bỏ nhỏ nhất. Tại các nước công nghiệp phát triển, do khuynh hướng phát triển bền vững nên thường các nhà sản xuất phải tuân thủ luật bao bì, nội dung chính là giảm thiểu lượng bao bì phải chịu trách nhiệm với lượng bao bì do mình làm ra, theo đó người sử dụng sẽ thải bỏ vào môi trường ít đi.

Tăng cường sử dụng sản phẩm thu hồi: Sử dụng các vật liệu, vật tư có khả năng thu hồi, tái sử dụng lại được. Trong bệnh viện có khá nhiều loại dụng cụ lâu bền, sử dụng nhiều lần là trong phẫu thuật, khám bệnh sơ cứu, cấp cứu, xét nghiệm chuẩn đoán… Những vật tư, dụng cụ lâu bền như các dụng cụ kết xương, dụng cụ thăm khám thường dùng lại sau khi đã rửa sạch và vô khuẩn, khử khuẩn. Mặc dầu vậy, khuynh hướng hiện nay tăng cường sử dụng các dụng cụ sử dụng một lần như kim tiêm vì tính tiện lợi của các dụng cụ này đối với thầy thuốc, vì yêu cầu của bệnh nhân nên có sự lạm dụng đối với các vật tư tiêu hao sử dụng một lần dẫn đến làm tăng chất thải y tế. Trong thực tế một số dụng cụ có thể thu hồi lại được và sử dụng vẫn hiệu quả, an toàn về mặt chất thải vì mang lại kinh tế như các loại nẹp cố định dùng trong chấn thương, đồ vải dùng trong các thủ thuật…

Thực hành quản lý và kiểm sóat tốt : Bằng biện pháp này cũng góp phần giảm thiểu được lượng chất thải y tế. Các hoạt động cụ thể cần chú ý: quản lý, giám sát thường xuyên các dụng cụ, thuốc men, thực phẩm hóa chất có thời hạn sử dụng. Nhờ biện pháp theo dõi chặt chẽ nên không để bất kỳ loại vật tư, dụng cụ thuốc men hay thực phẩm nào bị hết hạn sử dụng do vậy cũng giảm thiểu lượng chất thải y tế.

Các biện pháp chính.

• Giảm thiểu tại nguồn:

 Chọn các nhà cung cấp, hậu cần bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế thải hay giảm lượng chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt.

 Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại.

 Giảm thiểu chất thải nhất là trong công tác hộ lý và khử trùng, tẩy uế.

• Quản lý và kiểm sóat ở bệnh viện:

 Tập trung quản lý thống nhất các loại thuốc, hóa chất nguy hại.

 Giám sát sự luân chuyển lưu hành hóa chất, dược chất ngay từ khâu nhận, nhập kho, sử dụng và tiêu hủy hay thải bỏ.

• Quản lý kho hóa chất, dược chất:

 Thường xuyên nhập hàng từng lượng nhỏ hơn nhập quá nhiều một đợt để dẫn tới thừa hay quá hạn.

 Sử dụng các lô hàng cũ trước hàng mới nhập kho dùng sau

 Sử dụng toàn bộ thuốc, dược chất, vật tư trong kiện rồi mới chuyển sang kiện mới.

 Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các loại thuốc, dược chất, vật tư tiêu hao ngay từ khi nhập hàng cũng như trong quá trình sử dụng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại bệnh viện Mỹ Tho (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w