Tróc loại I và tróc loại II

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số thông số tính năng và đặc điểm hao mòn trước sử dụng Xado của động cơ diezel D12 (Trang 31 - 33)

Việc nghiên cứu hiện tượng tróc và bản chất của chúng được trình bày trong các công trình của V.Đ.Kuznexôv, A.P.Xêmênôv, X.B. Ainbinđev, R. Railêkôt, T.M.Parkx, và nhiều tác giả khác.

Phân tích các công trình nghiên cứu về bản chất quá trình tróc cho thấy rằng, tất cả các thuyết hiện có về cơ chế của sự tróc điều chưa xét đến cấu trúc thực tế bên trong của vật thể kết tinh.

Các thành tựu xuất sắc của vật lý chất rắn (việc thành lập cơ chế căn bản của các hiện tượng biến dạng và phá hoại trên cơ sở lý thuyết biến vị) và của hoá học

các hiện tượng bề mặt, việc hoàn thiện các phương pháp và phương tiện thực nghiệm cho phép ta quan sát được sự chuyển hoá và sự phá hoại của các đối tượng siêu tế vi, cũng như các kinh nghiệm tốt của thực tiễn cho phép ta tiến tới việc giải quyết những vấn đề cơ bản của ma sát va hao mòn. Người ta đã lý giải được hiện tượng và cơ chế phá hoại và xây dựng được mô hình dạng hao mòn cơ hoá không thể tráng khỏi về phương diện lý thuyết và cho phép trong thực tế và xác lập giới hạn phạp vi tồn tại của nó.

Nhóm thứ nhất (nhóm cơ bản) của các dạng hư hỏng khi ma sát (tróc loại I, tróc loại II, quá trình Fretting, dạng mài mòn cơ hoá) do biến dạng dẻo và làm hoạt hoá kim loại ở các lớp bề mặt gây nên cũng như trường hợp hao mòn ôxy hoá bình thường.

Có thể sự xuất hiện sự sai khác so với các hiện tượng bình thường do: a) quá tải cơ học (sự không phù hợp giữa trị số và tính chất của tải với sức bền vật liệu của các bề mặt ma sát; b) quá tải nhiệt – tăng quá mức tốc độ dịch chuyển tương đối (sự không phù hợp giữa nhiệt độ trong vùng tiếp xúc với các tính ổn định nhiệt của chất bôi trơn và vật liệu của cặp ma sát); c) sự biến đổi căn bản về thành phần và nồng độ của các hợp phần của môi trường trong vùng tiếp xúc (sự có mặt của ôxy, các chất hợp tính bề mặt và hoạt tính hoá học v.v…).

Những quan niệm căn bản về cơ chế tróc, được trình bày trong các công trình với quan điểm của lý thuyết về tính không hoàn thiện của cấu trúc tính thể, tỏ ra rất phù hợp và cho phép ta xây dựng mô hình của quá trình. Thực chất mô hình này là: để xảy ra tróc, cần phải dịch sát hai bề mặt thuần khiết của kim loại vào nhau, tới khoảng cách tác dụng của các lực tương tác giữa các nguyên tử. Khi ấy, dưới tác dụng của tải bên ngoài, sẽ xuất hiện biến dạng dẻo ở những chổ tiếp xúc thực, xuất hiện các tâm kích hoạt với độ tập trung các chỗ trống và các nguyên tử biến vị tăng lên rất mạnh. Ở những vùng tâm kích hoạt vớ độ tập trung sai lệch mạng cao

( 1018 ÷ 1019 sai lệch mạng/cm3 với biến dạng 10%) tại đây sẽ xảy ra sự kích hoạt sẽ sảy ra sự khuếch tán vào nhau của các kim loại tiếp xúc nhau và tạo thành các mối liên kết kim loại. Hệ số khuếch tán theo nhiệt độ và thời gian khuếch tán.

Nếu thời gian khuếch tán là T1 (ứng với tốc độ dịch chuyển tương đối v1) đủ để diễn biến quá trình khuếch tán tương hỗ giữa hai kim loại, thì tạo nên các “cầu khuếch tán” sự phá huỷ các cầu hàn này sẽ gây ra tróc loại I.

Tróc loại I xuất hiện khi ma sát trượt với tốc độ nhỏ vượt quá giới hạn chảy

tại chỗ tiếp xúc thực khi không có dầu bôi trơn và màng ôxýt bảo vệ ngăn cách trong chân không (từ 105 mmHg trở đi) tróc loại I xuất hiện khi có ma sát lăn.

Nếu thời gian không đủ tới T2 < T1 ( v2 > v1) thì ôxy sẽ khuếch tán sâu vào trong lòng kim loại, tại các tâm kích hoạt tạo ra các lớp ôxýt gây hao mòn ôxy hoá. Với tốc độ lớn hơn nữa v3 >v2, nhiệt độ tăng, hệ số khuếch tán vào nhau của kim loại sẽ tăng và tạo ra các “cầu hàn khuếch tán” khi cần hàn bị phá vỡ sẽ tạo ra tróc gọi là tróc nhiệt hay tróc loại II.

Tróc loại II xuất hiện khi ma sát khô hoặc khi có bôi trơn giới hạn, nhưng áp

suất vượt quá giới hạn màng dầu giới hạn: nhiệt độ vượt quá giới hạn giải hấp phụ của dầu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số thông số tính năng và đặc điểm hao mòn trước sử dụng Xado của động cơ diezel D12 (Trang 31 - 33)