Để tính được hệ số khả năng làm việc C của ổ lăn cần biết những yếu tố sau :
- Trị số, chiều và đặc tính tải trọng. - Vận tốc góc của vòng ổ quay. - Thời gian phục vụ của ổ.
- Môi trường thực hiện các tính chất: Độ ẩm không khí, nhiệt độ... Hệ số C được tính theo công thức sau :
C = Q (nh)0,3 (3.62)
Trong đó :
Q : Tải trọng tương đương (daN)
h : Thời gian phục vụ : Chọn h = 18.000 (giờ) Tính toán chọn sao cho Cbảng ≥ Ctính là thoả mãn.
+ Tính toán cho trục dài (Có lắp đĩa xích dẫn động) Tải trọng tương đương được tính theo công thức sau:
Q = (Kv . R + m . At) . Kn . Kt (3.63) Trong đó :
R : Tải trọng hướng tâm (tổng phản lực gối đỡ) daN 2 2 By Bx R R R= + (3.64) R= (396,91)2 +(936,92)2 =1017,52(N) At : Tải trọng dọc trục: At = Pa = 3572,7(N)
m : Hệ số chuyển tải lực dọc trục về lực hướng tâm chọn m=1,5 Kv : Hệ số xét đến vòng nào của ổ là vòng quay: Chọn Kv = 1 Kn : Hệ số nhiệt độ: Kn = 1 Kt : Hệ số tải trọng động: Kt = 1 Từ đó ta có : => Q = (Kv.R + m.At).Kn.Kt = (1.1017,52 + 1,5.3572,7).1.1 = 6376,57 (N) = 637,657 (daN) => C = Q . (nh)0,3 = 637,657.(49,76.18000)0,3 = 38925,24 Tra bảng ta chọn ổ có ký hiệu 46210 có Cbảng = 48000 ; B=20 (mm) ; d= 50 (mm); D = 90 (mm)
Ổ ta chọn là dùng cho trục dẫn động còn đối với các trục bị động (các trục không lắp đĩa xích tải) thì tải trọng sẽ nhỏ hơn nên ta có thể chọn ổ có hệ số C nhỏ hơn. Nhưng trong thực tế để dễ chế tạo các chi tiết lắp ghép (các gối) và giá thành 2 loại ổ cũng không chênh lệch nhau nhiều nên ta dùng chung tất cả các gối trục cán một loại ổ có ký hiệu là 46210 với Cbảng = 48000