Giải thuật định tuyến trọng số tắc nghẽn bé nhất và gán bước sóng thích hợp trước tiên (WLCR-FF)

Một phần của tài liệu Môn học tín chỉ: Mạng thông tin quang. Chương 4: Mạng định tuyến bước sóng ppt (Trang 63 - 65)

thích hợp trước tiên (WLCR-FF)

 Trước đây đã có rất nhiều giải thuật định tuyến và gán bước sóng động được

đề xuất. Mỗi giải thuật đều có ưu và khuyết điểm của nó. Sau đây sẽ nghiên cứu một phương pháp định tuyến mới gọi là “Phương pháp định tuyến trọng số tắc nghẽn bé nhất và gán bước sóng thích hợp trước tiên (WLCR - FF)”, mà qua đó có thể xem xét cùng lúc cả hai vấn đề tải lưu lượng hiện thời và độ dài tuyến đường. Đồng thời với việc so sánh với các giải thuật hiện có (như giải thuật SPR, FAR, LLR, ...) sẽ cho thấy rằng giải thuật WLCR-FF có thể cải thiện hiệu suất mạng một cách đáng kể

 Giải thuật định tuyến đường dẫn ngắn nhất (SPR): Như đã biết, chiến lược

định tuyến đường dẫn ngắn nhất (SPR) đã được sử dụng rộng rãi trong các mạng điện thoại và Internet chủ yếu bởi vì nó tiêu thụ tài nguyên ít hơn

4.4. KỸ THUẬT GÁN KÊNH VÀ ĐỊNH TUYẾN BƯỚC SÓNG ĐỘNG (tiếp) TUYẾN BƯỚC SÓNG ĐỘNG (tiếp)

 Nhiều dạng biến đổi của SPR cũng tìm hiểu trong lĩnh vực mạng quang. Tuy nhiên hiệu suất của SPR có hạn vì lưu lượng sẽ phân bổ tới những liên kết của các đường dẫn ngắn. Những liên kết này sẽ nặng tải trong khi những liên kết khác thì tương đối nhẹ, kết quả dẫn đến trung bình sử dụng liên kết sẽ thấp

 Giải thuật định tuyến cố định xen kẽ (FAR): Để khắc phục tình phân bố tải năng trên những tuyến đường ngắn của giải thuât SPR, Harai đã đề xướng giải thuật FAR. Giải thuật này có thể cải thiện hiệu suất khóa kết nối bởi việc xem xét nhiều tuyến đường ứng cử hơn giữa mỗi cặp nút, nếu không có bước sóng sẵn sàng trên tuyến đường sơ cấp, thì một tuyến đường thay thế sẽ được xem xét. Như vậy lưu lượng có thể phân bổ tới nhiều mối liên kết sợi quang hơn, và xác suất khóa kết khối có thể được cải thiện

 Giải thuật định tuyến tải ít nhất (LLR): Nhược điểm của các chiến lược định tuyến tĩnh là quyết định tuyến đường không xem xét tình trạng mạng hiện thời

4.4. KỸ THUẬT GÁN KÊNH VÀ ĐỊNH TUYẾN BƯỚC SÓNG ĐỘNG (tiếp) TUYẾN BƯỚC SÓNG ĐỘNG (tiếp)

 Những chiến lược định tuyến tĩnh như vậy không đáp ứng kỹ nghệ giao thông, nhưng rất quan trọng trong việc đo kích thước của những mạng xương sống. Ngược lại, những giải thuật lộ trình động là những ứng cử viên tốt cho kỹ

nghệ giao thông và nói chung chúng có thể cải thiện hiệu suất khóa kết nối một cách đáng kể. LLR là một chiến lược định tuyến động được đề xướng sớm nhất. Ý tưởng chính của LLR được mượn từ các mạng điện thọai: tuyến

đường nhiều bước sóng tự do nhất thì được chọn để thiết lập kênh quang

 Tuy nhiên các giải thuật trên chưa quan tâm đến các mạng có chuyển đổi bước sóng. Với giải thuật WLCR-FF, cần xem xét lại vấn đề RWA với sự có mặt của chuyển đổi bước sóng. Tuy nhiên, ở đây chỉ quan tâm đến trường hợp chuyển đổi bước sóng hoàn toàn

Một phần của tài liệu Môn học tín chỉ: Mạng thông tin quang. Chương 4: Mạng định tuyến bước sóng ppt (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)