Đây là các nhân tố vĩ mô có tác động rãi đến cả ngân hàng, cả khách hàng được, có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ này. Cụ thể như sau :
1.3.1.1.Môi trường kinh tế, chính trị , xã hội kinh tế, luật pháp.
Môi trường kinh tế.
Một môi trường kinh tế phát triển ổn định thể hiện ở: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đều đặn.
-Có sự ổn định của các chỉ số căn bản: Chỉ số giá, chỉ số về thu nhập, lãi suất, tỷ giá ...
-Sự hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế -Trình độ về công nghệ, việc làm...
Các chỉ số và diễn biến từ nền kinh tế có tác động rất lớn đến lĩnh vực nhạy cảm như hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm bởi vì: Thứ nhất, tài sản của ngân hàng chủ yếu hình thành từ tiền gửi, tiền vay (thuộc sở hữu của nhiều chủ thể ). Do đó bất kỳ một thông tin nào có
ảnh hưởng đến tài sản của họ thì họ sẽ có phả ứng ngay lập tức. Trường hợp của Ngân hàng á châu (ACB) là một ví dụđiển hình. Khi khách hàng có “tin đồn” về Tổng giám đốc ngân hàng này bỏ trốn khách hàng đã túc trực ngày đêm để xin rút tiền ra khỏi ACB, điều đó đã gây khó khăn rất lớn cho ACB và nếu không có sự giúp đỡ của NHNN, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các NHTM khác thì hậu quả sẽ còn rất lớn. Thứ hai, Các tài sản của ngân hàng hầu hết là tài sản tài chính và có tính thanh khoản cao , dễ chuyển đổi nên nó phản ứng nhanh với những biến động nhỏ của nền kinh tế.
Kinh tế mà ổn định sẽ giúp các DNNQD phát triển mạnh và các ngân hàng kinh doanh có hiệu quả thì các doanh nghiệp có như cầu vốn nhiều hơn, có khả năng đáp ứng yêu cầu của ngân hàng tốt hơn; các ngân hàng hàng cũng có đủ các điều kiện về nguồn vốn và các điều kiện khác để sẵn sàng cho vay. Do đó việc mở rộng cho vay đối với các DNNQD trở lên dễ dàng hơn. Ngược lại, khi có sự bất ổn từ nền kinh tức thì việc cho vay các DNNQD trở lên rất khó khăn.
Sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chính là sự tham gia của kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới thể hiện qua kim ngạch thương mại quốc tế. Sự hoà nhập kinh tế quốc tế là điều kiện tốt cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, cả hai đều có cơ hội hợp tác, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại. Các ngân hàng có thể mở rộng cho vay bằng ngoại tệ để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, trang bị máy móc, kỹ thuật công nghệ. Đồng thời, phát triển các dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế...
Trong những năm qua kinh tế Việt Nam có sự hội nhập mạnh mẽ có thể kể ra như: Việt Nam đã tham gia thị trường tự do thương mại Asian (AFTA); diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC); kí hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ... Và mục tiêu đến năm 2005 sẽ chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngân hàng nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng tăng thêm khả năng huy
động vốn và cho vay bằng ngoại tệ, đồng thời có cơ hội phát triển nhiều dịch vụ trong kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Môi trường an ninh, chính trị, xã hội.
Một môi trường mà chính trị, an ninh, xã hội ổn định thể hiện ở:
- Không có sự tranh giành quyền lực trái hiến pháp và pháp luật. - An ninh quốc phòng được giữ vững.
- Pháp luật được mọi người tôn trọng.
- Những tệ nạn xã hội phải được đấu tranh và dần bài trừ, xoá bỏ...
Yếu tố này không thể tác rời yếu tố ổn định và phát triển kinh tế, không một quốc gia nào mất ổn định về an ninh chính trị lại có thể có kinh tế phát triển. Nước ta hiện nay có thể nói là có chính trịổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, được thế giới đánh giá là có độ an toàn cao. Đó là hai điều kiện hết sức căn bản để phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, ở nước ta, tệ nạn xã hội thực tế còn nhiều nhất là nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sự hiểu biết pháp luật của người dân rất hạn chế. Điều đó là một trở lực đáng ngại của con đường phát triển kinh tế đất nước nói chung và mối quan hệ giữa ngân hàng và các DNNQD.
Môi trường luật pháp.
Luật pháp được coi là môi trường cho mọi hoạt động, pháp luật chặt chẽ và sự tôn trọng pháp luật của các thành viên trong xã hội là những điều kiện cơ bản cho mọi mối quan hệ diễn ra tốt đẹp. Luật pháp điều chỉnh mọi hành động do đó tác động trực tiếp dến các mối quan hệ trong đó có mối quan hệ giữa ngân hàng với các khách hàng là DNNQD. Hệ thống các văn bản pháp luật sẽ quy định điều chỉnh mọi họat động trong quan hệ đó, chẳng hạn quy định của pháp luật Việt Nam là các tổ chức tín dụng cho vay đối với 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Do vậy pháp luật có mạnh, có hợp lý thì mối quan hệđó sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành, bổ sung, chỉnh sửa nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến quan hệ cho vay của ngân hàng với các DNNQD.
Có thể kể ra là Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật thương mại... cùng hàng loạt các nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản pháp luật khác của chính phủ, các bộ nghành. Tất cả các văn bản pháp luật này điều chỉnh theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi. Đó là điều kiện tốt để ngân hàng mở rộng cho vay các đối tượng này.
1.3.1.2.Hiệu quả hoạt động và khả năng của các DNNQD .
Các doanh nghiệp là người đi vay vốn, ngân hàng có cho họ vay tiền hay không là tuỳ thuộc vào nhu cầu của họ, tình hình hoạt động của họ và khả năng của họ.
Mục tiêu của ngân hàng là an toàn và lợi nhuận, chính bản thân các DNNQD sẽ là yếu tố chủ yếu để ngân hàng xem xét chính sách của mình. Nếu các DNNQD hoạt động có hiệu quả, họ có kế hoạch sản xuất, kinh doanh hợp lý có khả năng tài chính cũng như đáp ứng các yêu cầu vềđảm bảo tiền vay thì đương nhiên sẽ được vay vốn. Ngược lại, các DNNQD hoạt động yếu kém, rủi ro cao thì ngân hàng có muốn mở rộng cho vay các đối tượng này cũng khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy, bản thân các DNNQD là một trong những nhân tố quyết định việc mở rộng cho vay này.
1.3.2.Các yếu chủ quan.
1.3.2.1.Quy mô, phạm vi, địa bàn hoạt động của ngân hàng.
- Thứ nhất, Địa bàn hoạt động của ngân hàng là nơi mà ngân hàng có trụ sở và chi nhánh. Điều này rất quan trọng vì nếu các ngân hàng không hoạt động ở địa bàn được tập chung nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì rất khó cho mở rộng cho vay với các DNNQD dẫn đến số dư nợ và tỷ trọng dư nợ của các DNNQD thấp. Vì địa phận có nhiều doanh nghiệp thì nhu cầu vay thường cao hơn, số doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng thường sẽ nhiều hơn.
- Thứ hai, Quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng là độ rộng của mạng lưới ngân hàng đó, phạm vi về lĩnh vực hoạt động, quy mô về vốn… Phạm vi và quy mô hoạt động càng lớn, càng rộng thì sẽ có nhiều doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được với ngân hàng, nhu cầu vốn sẽ cao hơn. Đồng thời, ngân hàng cũng có
khả năng huy động vốn dễ dàng hơn, có khả năng cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn nên việc mở rộng cho vay các DNNQD sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Nhiều ngân hàng có nhu cầu cho vay của các doanh nghiệp lớn nhưng do quy mô huy động vốn nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do có những quy đinh giới hạn của pháp luật như: Các ngân hàng chỉđược cho vay tối đa 15% vố tự có của ngân hàng đối với 1 khách hàng; hoặc không có khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần.