Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê (Trang 55 - 57)

III IV V VI VII V IX X XI

4. Đối với các tác động xấu liên quan đến chất thải 1 Giai đoạn thi công, xây dựng Dự án

4.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước

Hình 4.3. Sơ đồ xử lý nước thải tập trung của toàn khu

a. Đối với nước thải từ các khu vệ sinh WC

- Đối với nước thải sinh hoạt (toilet) từ tất cả các khối nhà của Khách sạn sẽ được thu gom, xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại là loại bể chứa gồm 1, 2, 3 ngăn. Bể này có thể xử lý toàn bộ các loại nước phân, tiểu. Khi nước thải chảy vào bể nó được làm sạch nhờ 2 quá trình chính là lắng cặn và lên men cặn. Nước thải sau khi xử lý tại bể tự hoại sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải chung để xử lý tiếp.

- Dung tích bể tự hoại thường được xác định theo công thức sau:

W = Wn+ Wc

Trong đó:

Wn: Thể tích phần nước của bể, m3 Wc: Thể tích phần cặn của bể, m3

Trị số Wn có thể lấy bằng 1 - 3 lần lưu lượng nước thải ngày đêm (Qn) tùy thuộc yêu cầu vệ sinh và lý do kinh tế. Theo tính toán ở thời điểm cao nhất lượng nước thải từ toilet là 36,5m3/ngàyđêm. Ở đây chọn Wn = 2Qn = 73m3.

Trị số Wc được xác định theo công thức sau:

Wc = [a . T (100 – W1) b.c] . N/[(100 – W2) 1000] (m3) Trong đó:

a: Lượng cặn trung bình của một người thải ra một ngày (0,5 – 0,8 l/ng.ngđ), lấy a = 0,65.

Nước thải từ toilet Nước thải từ các nhà hàng Nước thải tắm rửa, vệ sinh Xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn Bể tách dầu mỡ và cặn lắng Khu xử lý nước thải tập trung

T: Thời gian giữa 2 lần lấy cặn, 365 ngày.

W1, W2: Độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men, % tương ứng bằng 95%, 90%.

b: Hệ số giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%) và lấy bằng 0,7. c: Hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn (20%) và lấy bằng 1,2.

N: Số người mà bể phục vụ, lấy N = 1126 người.

Ở đây chọn N = 1126 người vì theo ước tính khi khách đi vào hoạt động hết công suất 1 ngày sẽ có 2.226 người. Theo ước tính số người hoạt động lớn nhất/ngày tại Khách sạn khoảng 526 người (376 người lưu trú tại Khách sạn, 150 cán bộ công nhân viên). Tính trung bình mỗi người sử dụng 35lít nước sinh hoạt trong toilet/ngày thì lượng nước thải từ toilet là khoảng 18,5m3/ngàyđêm, (300 nhân viên chia làm 2 ca), tức bằng 150 người hoạt động cả ngày. Số người còn lại khoảng 1700 người (người đến dự hội thảo, hội nghị, tiệc cưới,…). Số người này hoạt động trong thời gian ngắn nên lượng nước thải từ toilet cho số người này tạm tính bằng khoảng 30% so với số người hoạt động thường xuyên cả ngày, tức bằng 600 người, tức là khoảng 18m3/ngàyđêm.

Như vậy tổng số người bể phục vụ là: 376 + 150 + 600 = 1126 người. Vậy Wc = [a . T (100 – W1) b.c] . N/[(100 – W2) 1000] ≈ 112m3 Tổng thể tích của bể tự hoại tối thiểu là W ≈ 185m3.

Hiệu suất xử lý của bể tự hoại là khoảng 80%. Hóa chất sử dụng: Không.

Chất thải từ quá trình xử lý : Cặn bùn sẽ được thu gom bởi Công ty Môi trường Đô thị.

Dự án sẽ xây dựng các bể tự hoại bằng bê tông cốt thép ngầm. Thể tích một bể không vượt quá 25m3, số lượng bể đảm bảo toàn bộ thể tích của bể tự hoại là 185m3. Nước thải toilet được xử lý song song trong từng bể trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

AB B A B IV III I II 1 2 3 1 2 3 4 Ghi chú :

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w