TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
7.1 Các công trình xử lý môi trường.
*Đối với chất thải rắn:
Dự án “Nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” là dự án phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các học sinh sinh viên sinh sống trong khu vực dự án, do vậy chất thải rắn ở đây chủ yếu là chất thải sinh hoạt. Chất thải này là các chất thải hữu cơ, nilon, giấy loại, vỏ trai, sẽ gây tác động đến môi trường. Dự án rất muốn xử lý chúng trước khi đưa ra ngoài môi trường nhưng những chất thải này rất khó xử lý và số lượng rất nhiều (sự tăng về số lượng chất thải sẽ tăng cùng sự phát triển của đô thị), vì vậy dự án đã ký hợp đồng với công ty môi trường HN, công ty môi trường có khả năng và năng lực thực hiện công tác xử lý này. Công ty môi trường Hà Nội sẽ có trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác chất thải rắn này đến khu vực xử lý của công ty trước khi thải ra môi trường.
*Đối với nước thải:
Dự án dự án “Nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ các hoạt động sinh sống của học sinh, sinh viên trong khu nhà và nước mưa chảy tràn. Tại khu nhà ở tầng hầm sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của toàn khu đô thị.
7.2 Chương trình và giám sát môi trường
Chương trình quan trắc và phân tích môi trường được thực hiện trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án. Trong giai đoạn phát triển đô thị, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trong giai đoạn xây dựng các công trình kiến trúc, môi trường sẽ bị thay đổi quan trọng. Sự thay đổi mang tính chất tạm thời như sự gia tăng tiếng ồn, bụi, không khí và nước thải trong khu vực. Mục tiêu của chương trình giám sát và phân tích là đảm bảo các thông số môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trường trong giai đoạn xây dựng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và sự an toàn cho dân cư sinh sống xung quanh khu vực dự án cũng như cho cộng đồng dân cư trong khu vực dứ án. Trong giai đoạn hoạt động của dự án, tuy khả năng tác động tới môi trường đã giảm đi nhiều (do đã thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu), nhưng sẽ quản lý và kiểm soát được những diễn biến về môi trường để có biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất.
a. Giám sát chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
*mục tiêu giám sát chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn:
Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường của dự án là kiểm soát một cách liên tục về sự biến đổi chất lượng môi trường trong quá trình thi công xây dựng để phát hiện kịp thời những tác động xấu đến môi trường và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.
Môi trường không khí trong khu đô thị cũng như môi trường không khí trong các khu nhà ở, các đơn vị nhà ở được giám sát thường xuyên, nhất là trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị. Mục tiêu giám sát môi trường không khí gồm:
- Quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực thi công và khu dân cư xung quanh chịu tác động của dự án.
- Quan trắc các thông số khí tượng ảnh hưởng đến sự phát tán chất ô nhiễm.
- Đánh giá và dự báo sự gia tăng tải lượng các chất ô nhiếm khí từ các hoạt động thi công để có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
*Mạng lưới giám sát chất lượng môi trường không khí.
Giám sát chất lượng môi trường không khí được tiến hành đối với môi trường không khí tại khu vực dân cư, đường giao thông chịu tác động trong quá trình xây dựng thi công dự án. Giám sát chất lượng không khí được phân làm hai loại:
- Giám sát môi trường xung quanh.
*Vị trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí:
Vị trí các điểm quan trắc giám sát chất lượng môi trường không khí bao gồm: - Khu vực thi công xây dựng của dự án.
- Khu vực dân cư nằm ở cuối hướng gió chủ đạo tại khu vực dự án. - Các tuyến đường giao thông chính trong khu vực dự án.
*Các thông số môi trường cần giám sát:
Các thông số giám sát chất lượng môi trường không khí bao gồm: - Bụi lơ lửng (SPM).
- Bụi mịn PM10
- Khí tượng: nhiệt độ (oC), độ ẩm (%), vận tốc gió (m/s), hướng gió, áp suất khí quyển (mmHg).
- Các chất khí độc hại: CO, SO2, NO2.
- Tiếng ồn: LAeq(dBA), LAmax(dBA), LA50(dBA)
*Tần suất quan trắc:
Đối với các yếu tố môi trường: các chất khí độc hại, bụi, kim loại nặng, tiếng ồn, …được lấy mẫu phân tích trong quá trình thi công dự án, với tần suất 6 tháng/lần. Thời gian quan trắc liên tục trong 3 ngày/ lần. Phương pháp lấy và phân tích các thông số môi trường theo quy định TCVN.
b.Quan trắc môi trường nước
*Quan sát chất lượng nước ngầm:
- Mục tiêu của việc giám sát chất lượng nước ngầm:
+ Quan trắc nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước ngầm tại khu vực dự án. + Dự báo sự xâm nhập của các dòng ô nhiễm vào các tầng chứa nước khu vực. Vị trí các điểm giám sát chất lượng nước ngầm :
Các giếng khoan của khu vực chịu tác động của quá trình thi công xây dựng. (gồm các giếng đã được quan trắc trong phần đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án của báo cáo đánh giá tác động môi trường)
Nhiệt độ nước, độ cứng theo CaCO3, pH, SS, DO, Cod, BOD, BOD5, Cl-, NH4+, tổng N, tổng P, Fe, Pb, Zn, As và coliform.
Tần số quan trắc :
Tần số quan trắc là 3 tháng/lần trong quá trình thi công xây dựng dự án. Phương án quan trắc theo quy định của TCVN.
Việc giám sát chất lượng nước mặt trong quá trình thi công xây dựng của dự án được tiến hành đối với các vị trí đã được quan trắc trong ĐTM. Ngoài ra các điểm xả nước thải của quá trình thi công xây dựng ra môi trường xung quanh khu vực dự án cũng được giám sát chặt chẽ.
Các điểm giám sát chất lượng nước mặt :
+ Các điểm đã được quan trắc trong ĐTM của dự án
+ Các điểm xả nước thải trong quá trình thi công xây dựng dự án
Các chỉ tiêu quan trắc: Nhiệt độ nước, TDS, độ đục, pH, SS, DO, Cod, BOD, BOD5, Cl-, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, SO42-, Fe, Pb, Zn, As, dầu và coliform.
Tần suất quan trắc: tần suất quan trắc là 3 tháng/lần trong quá trình thi công xây dựng của dự án. Phương pháp quan trắc theo quy định của TCVN.
c.Giám sát chất thải rắn
trong quá trình thi công xây dựng của dự án, chất thải rắn được giám sát trong quá trình thu gom và xử lý tại khu vực dự án theo các dạng sau :
- Chất thải rắn nguy hại. - Chất thải rắn thông thường. - Chất thải rắn tái sinh
- Chất thải rắn tái sử dụng.
Chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện nghiêm ngặt chế độ giám sát thường xuyên đối với các loại chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng các công trình của dự án. Phối hợp với công ty môi trường Hà Nội thu gom và xử lý chất thải rắn theo định kỳ để đảm bảo môi trường trong sạch không ảnh hưởng tới các khu vực lân cận xung quanh dự án.
Chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị như đối với hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống cây xanh và hệ thống thu gom rác thải của dự án.