II. Đánh giá chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
2. Những hạn chế còn tồn tại
2.1. Về hạch toán thành phẩm
Đặc điểm của Công ty May Chiến Thắng là số lợng chủng loại thành phẩm lớn. Để thuận lợi trong việc quản lý thành phẩm cũng nh thích hợp với việc áp dụng chế độ kế toán máy, kế toán Công ty đã tiến hành đặt mã hoá sản phẩm. Tuy
nhiên việc đặt mã hoá này không thống nhất với kho thành phẩm nên trong qúa trình đối chiếu giữa kế toán và kho gặp nhiều khó khăn, vẫn phải kiểm tra theo tên gọi của sản phẩm.
2.2. Về kế toán doanh thu tiêu thụ
Hoạt động chủ yếu của Công ty May Chiến Thắng là gia công hàng xuất khẩu còn lợng hàng tiêu thụ nội địa chiếm phần không đáng kể trong tổng doanh thu tiêu thụ nên trong các bảng kê cũng nh các sổ tổng hợp kế toán tiêu thụ không theo dõi riêng biệt giữa doanh thu tiêu thụ nội bộ cũng nh doanh thu tiêu thụ xuất khẩu. Điều này, đã gây khó khăn trong việc đối chiếu so sánh giữa hàng tiêu thụ trong nớc và nớc ngoài.
Trong quá trình gia công theo đơn đặt hàng cho nớc ngoài có phát sinh những khoản chi phí nh chi phí bốc dỡ, chi phí mua thêm các nguyên phụ liệu... Theo hợp đồng gia công khoản này do bên đặt hàng chịu và thanh toán lại cho Công ty cùng với tiền gia công. Hiện nay, Công ty lại hạch toán phần chi phí này vào doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Phần này thực ra không nằm trong đơn giá gia công mà chỉ là một khoản chi hộ khách hàng nên việc hạch toán vào doanh thu là không hợp lý.
2.3. Về kế toán giá vốn hàng bán
Doanh nghiệp không hạch toán giá vốn hàng bán riêng biệt đối với sản phẩm tiêu thụ xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ nội địa nên gây khó khăn trong việc xác định kết quả tiêu thụ giữa hàng tiêu thụ trong nớc và nớc ngoài.
Việc giao hàng của Công ty do Phòng phục vụ sản xuất đảm nhiệm. Chủ yếu giao hàng của Công ty là tại kho nhng trong một số trờng hợp vẫn phải giao
Nợ TK 632 Có TK 155
Trờng hợp Công ty giao hàng tại địa điểm rất xa nh Sân bay Tân Sơn Nhất thì hàng không thể giao ngay cho khách hàng nên có thể gặp những rủi ro nên cha thể xác định đợc là hàng đã tiêu thụ. Công ty nên hạch toán số hàng qua tài khoản 157- hàng gửi bán.
Đối với kế toán giá vốn hàng bán đối với hàng tiêu thụ nội địa, Công ty tính theo giá thực tế đích danh. Trong điều kiện lợng hàng tiêu thụ nội địa ít thì việc Công ty tính giá vốn hàng tiêu thụ nội địa theo giá thực tế đích danh không gây khó khăn trong việc xác định giá vốn hàng bán. Nhng nếu Công ty muốn mở rộng thị trờng tiêu thụ trong nớc, khi lợng hàng tiêu thụ nội địa tăng lên thì việc xác định giá vốn hàng bán tiêu thụ nội địa theo giá thực tế đích danh là không phù hợp vì nó gây khó khăn trong việc quản lý giá vốn hàng bán, dễ gây nhầm lẫn vì chủng loại hàng hoá nhiều, lợng hàng xuất nhập kho nhiều lần.
2.4.Về kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đợc theo dõi trên bảng kê chi tiết tài khoản 641, 642. Song chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đợc phân bổ hết cho sản phẩm may mà không hề phân bổ cho các loại hàng hoá khác. Đây là vấn đề cha thích hợp vì nó làm ảnh hởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng khách hàng. Nó có thể tạo ra sự sai sót trong việc ký kết hợp đồng do đã vô tình làm giảm sức cạnh tranh qua việc đa đơn giá sản phẩm may lên cao
2.5.Về kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Công ty không xác định kết quả kinh doanh riêng cho sản phẩm tiêu thụ nội địa và sản phẩm tiêu thụ nớc ngoài mà công ty hạch toán chung đối với từng loại sản phẩm thông qua Bảng kê chi tiết tài khoản 911 đợc chi tiết thành TK 9110, TK 9111, TK 9112.
2.6. Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán
Hiện nay, Công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ, tuy nhiên cha đợc đầy đủ và còn bộc lộ một số hạn chế nhất định trong việc ghi chép.
Để xác định kết quả kinh doanh Công ty không mở “Nhật ký chứng từ số 8” để theo dõi phát sinh bên Có của tài khoản : TK 155, TK 156, TK 158, TK 131, TK 511, TK 632, TK 641, TK 642... TK 911 để từ đó làm căn cứ ghi sổ Cái các tài khoản. Thay vào đó Công ty lập Bảng kê tài khoản 911 để theo dõi số phát sinh của các tài khoản 511, 632, 641, 642 và 911. Nếu ta chỉ quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận mà không cần quan tâm đến sự liên quan đến các tài khoản khác thì việc lập Bảng kê tài khoản 911 là phù hợp. Nhng còn nhiều thông tin mà Công ty cần đối chiếu so sánh nên nếu chỉ phản ánh ở Bảng kê tài khoản 911 thì không phản ánh đ- ợc sự liên kết giữa các số liệu có liên quan trên cùng một sổ tổng hợp.
Để quản lý các khoản phải thu của khách hàng, Công ty mở Sổ theo dõi tiền hàng để hạch toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp các khoản phải thu của khách hàng trên “Bảng kê số 11”. Nhng Bảng kê này lại không theo dõi chi tiết các tài khoản đối ứng với số d Có TK 131, mà chỉ theo dõi tổng cộng số phát sinh có TK 131 và theo dõi chi tiết các tài khoản đối ứng với số d Nợ TK 131. Điều này gây ra khó khăn trong việc theo dõi chi tiết khả năng thanh toán của khách hàng trên Bảng kê số 11.
Hơn nữa trong điều kiện hiện nay khi mà Công ty đã áp dụng chế độ kế toán máy thì việc hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ là không phù hợp nó tạo ra nhiều khó khăn trong việc lập và in ra các bảng kê cũng nh các chứng từ.
III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty may chiến thắng
Qua phần trên, có thể nói công tác kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty May Chiến Thắng đã có những cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, công tác kế toán vẫn còn một số điểm cha hoàn toàn hợp lý. Công ty cần có biện pháp hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nói riêng.
Trên cơ sở thực trạng của công tác kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm và trớc yêu cầu của việc hoàn thiện công tác này ở Công ty May Chiến Thắng, em xin đa ra một số đề xuất sau:
1. về công tác hạch toán thành phẩm
Giữa kế toán tiêu thụ và thủ kho nên thống nhất về việc đặt mã sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu sổ sách giữa kho và phòng kế toán.