Chế độ ngắn mạch không đối xứng được coi là sự xếp chồng của hai chế độ qui ước như sau:
- Chế độ phụ tải trước ngắn mạch (Chế độ làm việc bình thường). - Chế độ riêng sự cố (Chế độ phụ qui ước).
Trong chế độ phụ tải trước ngắn mạch, trong mạch điện có các sức điện động và tại chỗ ngắn mạch có điện áp bằng điện áp phụ tải UPt và tại nhánh này có dòng phụ tải bình thường 1pt và đương nhiên là thành phần thứ tự thuận. (trong chế độ trước ngắn mạch không tồn tại thành phần thứ tự nghịch và thứ tự không) thể hiện như hình 2.12.a
ZG EG UPT IPT ZPT ZG -UPT ISC Z(n) ∆ a b Hình 2.12
Trong chế độ sự cố riêng (hình 2.19.b) trong mạch điện không có sức điện động, tại chỗ ngắn mạch đặt vào điện áp −Upt có giá trị như trước lúc ngắn mạch nhưng có chiều ngược lại. Điện áp −Upt sinh ra dòng của chế độ
sự cố riêng Isc. Khi xét ngắn mạch không đối xứng phải thêm vào chỗ ngắn mạch tổng trở phụ thêm Z∆(n) phụ thuộc vào loại ngắn mạch như sau:
- Z∆(n) = 0 khi ngắn mạch ba pha N(3). - Z∆(n) = Z2Σ khi ngắn mạch hai pha N(2).
- Z∆(n) = Z2Σ // Z0Σ khi ngắn mạch hai pha với đất N(1,1). - Z∆(n) = Z2Σ + Z0Σ khi ngắn mạch 1 pha N(1).
Chế độ làm việc bình thường chỉ gồm thành phần thứ tự thuận đã biết. Còn chế độ phụ sau sự cố gồm có cả ba thành phần (thứ tự thuận, thứ tự nghịch, thứ tự không). Dòng và áp thực có được bằng cách xếp chồng đại lượng tương ứng của hai chế độ:
sc pt sc pt U U U I I I + = + =
Việc xếp chồng được thực hiện từng thành phần thứ tự tương ứng với nhau. Như đã nói trên, chế độ trước sự cố không có thành phần thứ tự nghịch và thứ tự không, do đó chỉ cần xếp chồng thành phần thứ tự thuận của chế độ trước sự cố và thành phần thuận chế độ sau sự cố.
Vậy bài toán qui về chỉ cần tính các thành phần thứ tự thuận, thứ tự nghịch, thứ tự không của chế độ phụ qui ước. Đây chính là ưu điểm của phương pháp này. Sử dụng sơ đồ phức thay thế để xác định dòng các thành phần thứ tự của chế độ phụ. Trong sơ đồ các sức điện động bằng không và tại chỗ ngắn mạch đưa vào điện áp −Upt . Trong tính toán coi đã biết chế độ trước lúc ngắn mạch (chế độ xác lập) ta chỉ cần tính chế độ sự cố, sau đó xếp chồng lại.