MỘT SỐ DẠNG MÒN HỎNG CỦA CUM XILANH PITTONG

Một phần của tài liệu Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình bảo dưỡng máy bơm khoan W-2215 trong khoan dầu khí (Trang 53 - 54)

Cũng giống như tất cả các loại máy móc thiết bị khác, máy bơm khoan cũng gồm nhiều chi tiết, bộ phận ghép lại với nhau. Trải qua thời gian làm việc, chúng bị mòn hỏng dần dần, làm hiệu suất và năng suất bơm giảm, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng bơm không thể tiếp tục làm việc được nữa, làm gián đoạn quá trình thi công.

Sự mòn hỏng của bơm rất đa dạng, bao gồm sự mòn và sự hỏng:

Sự mòn là sự thay đổi dần dần, có quy luật về hình dạng, kích thước, trạng thái cấu trúc của chi tiết, cũng như tính chất ban đầu của nó theo thời gian, trong những điều kiện và chế độ làm việc bình thường của bơm.

Sự hỏng là sự cố xảy ra đột ngột, làm cho mối ghép, cơ cấu của máy không thể tiếp tục làm việc được nữa.

Sự mòn hỏng của bơm khoan rất đa dạng, chủ yếu do các nguyên nhân sau: Do ma sát xuất hiện giữa các bề mặt có sự chuyển động tương đối với nhau, làm bề mặt tiếp xúc của các chi tiết bị mài mòn, dẫn đến giảm kích thước hình học của chi tiết, thay đổi khe hở lắp ghép ban đầu. Kích thước hình học giảm làm độ bền của chi tiết giảm, đồng thời làm tăng khe hở mối ghép, dẫn đến giảm độ kín khít gây ra va đập và tải trọng động, xuất hiện

tiếng ồn khi bơm làm việc, làm giảm hiệu suất và năng suất của bơm, ... Sự mòn do ma sát là yếu tố khách quan, không thể tránh khỏi. Để hạn chế và giảm đến mức có thể thì ta phải lựa chọn chế độ ma sát thích hợp cho từng mối ghép trong bơm, đảm bảo đúng chế độ ma sát cho chúng.

Do điều kiện làm việc của máy như : tải trọng, tốc độ trượt, nhiệt độ mối ghép tăng cao đột ngột. Những yếu tố này xuất hiện do chế độ vận hành máy không đúng, do điều chỉnh các thông số làm việc không phù hợp, do việc bôi trơn không đảm bảo, làm cho các chi tiết bị biến dạng, bị mỏi, dẫn đến hỏng đột ngột như : đứt, gãy, cong, kẹt, ... Sự mòn hỏng này thường không mang tính quy luật và phần lớn do ý thức trách nhiệm và trình độ kỹ thuật non kém của người sử dụng gây ra.

Do ảnh hưởng của môi trường : như độ ẩm, độ bụi, chất ăn mòn, ... Do thiết kế: như vật liệu không đủ bền, kết cấu chưa hợp lý gây tập trung ứng suất, ... Do chế tạo: như phương pháp gia công, trạng thái bề mặt, độ chính xác, ... Do lắp ráp, điều chỉnh như: kiểu lắp ráp, phương pháp lắp ráp, khe hở lắp ráp, ... Những yếu tố này gây ảnh hưởng đên quá trình mòn hỏng của chi tiết, bộ phận trong máy bơm một cách đáng kể.

Như vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và bao giờ cũng bắt đầu từ sự mòn hỏng của các chi tiết, các mối ghép. Do vậy, việc xem xét sự mòn hỏng của bơm chính là việc nghiên cứu sự mòn hỏng của các chi tiết, các cụm chi tiết riêng biệt trong nó. Quá trình này giúp ta nắm được bản chất, nguyên nhân của các hiện tượng, để từ đó có các biện pháp hạn chế và khắc phục hư hỏng, lập được quy trình công nghệ sửa chữa một cách hợp lý, đạt được hiệu quả kinh tế cao và giúp bơm làm việc với hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình bảo dưỡng máy bơm khoan W-2215 trong khoan dầu khí (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w