Mực (Sthenoteuthis oualaniensis):

Một phần của tài liệu đặc điểm phân bố cá nổi và cấu trúc nhiệt – muối ở vùng biển miền trung (Trang 29 - 32)

-Trong mùa gió Tây Nam thì Mực xuất hiện trong vùng nước có khoảng thay đổi nhiệt độ là 27,4 – 30,40

C và độ muối 32,6 - 34‰, đây là loài cho sản lượng đánh bắt cao trong vùng nước với nhiệt độ cao và nồng độ muối cao ( vượt trên 33‰).

- Trong mùa gió Đông Bắc nhiệt độ và độ muối thay đổi trong khoảng 28,1 – 29,60C và 31.0 – 33,9‰. Do đó, nó thường xuất hiện tại vùng nước có nhiệt độ thấp và độ muối cao ( vượt trên 33‰).

2.5.Đề XUấT KHả NĂNG Dự BÁO TậP TRUNG CÁ THEO CấU TRÚC NHIệT – MUốI

Như chúng ta đã biết cá thường đi tìm và lựa chọn những tổ hợp các điều kiện sinh vật học và vật lí nhất định của môi trường bên ngoài. Đó chính là điều kiện nhiệt độ cực thuận nhất định mà từ đó ta có thể dự báo được các vùng tập trung của cá. Những dự báo nhiệt độ có tính chất thống kê mà thời tiết có thể sử dụng để lập dự báo số lượng cá theo mùa của một số loài cá nhất định. Do ở giai đọan sinh trưởng khác nhau của cá thì nhu cầu của chúng đối với các điều kiện môi trường bên ngoài có thay đổi và nhu cầu của nhiệt độ cũng thay đổi theo mùa, mà lượng tập trung thức ăn lại phụ thuôc vào nhiệt độ.

Vì vậy, số lượng và sự tập trung của cá trung một vùng khai thác nhất định bị thay đổi. Một số loài cá về mùa hè di cư về vùng cực còn trong mùa đông chúng lại di cư xuống vùng xích đạo và sự di cư này trực tiếp hay gián tiếp chịu sự chi phối của nhiệt độ. Ngoài ra những di cư theo mùa và quần tụ của cá có liên quan với sự đẻ trứng, vỗ béo… đều do nhiệt độ điều chỉnh. Những vùng giới hạn của hai dòng hải lưu hoặc khu vực có sự xáo trộn nước giữa tầng mặt và tầng đáy ( hiện tượng nước trồi) và sự phân kì nước, đây là ngững vùng có sự tập trung cá đa dạng cả về số lượng loài và sản lượng đánh bắt của các loài cá kinh tế rất cao. Vị trí địa lí của đàn cá tập trung thay đổi cùng với sự chuyển dịch của trung tâm là khối nước lạnh và cấu trúc của tầng nhảy vọt nhiệt độ, nó làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự chuyển dịch theo chiều thẳng đứng trong một ngày đêm của đàn cá

2.5.1. Phương pháp để dự báo sự tập trung và phân bố của các đàn cá nói chung và các loài cá nổi có giá trị kinh tế nói riêng: chung và các loài cá nổi có giá trị kinh tế nói riêng:

1- Phương pháp thống kê để xác định các mối phụ thuộc giữa các điều kiên khí tượng thủy văn và sự phân bố của cá nhờ phép tương quan sản lượng cá trích riêng biệt với các điều kiện của gió quan sát được từ trên mạn tàu trong giai đoạn đánh cá.

2- Phương pháp quan sát và phân tích.

3- Dựa trên các điều kiện địa lí hải dương học thời tiết.

4- Phân tích sự phân bố của các loài cá theo sinh – địa lí học …

2.5.2. Các nguyên tắc và các dấu hiệu dự báo sự tập trung của cá:

Bất cứ đối tượng khai thác nào cũng đều thích nghi với tập hợp các yếu tố môi trường nhất định ( tìm kiếm, điều kiện cực thuận …). Điều này có nghĩa là chúng sẽ đi tìm kiếm điều kiện cực thuận cho sự sinh sống và phát triển tốt nhất.

Điều kiện cực thuận của nhiệt độ nước có vai trò quyết định đối với đặc tính sinh học của đối tượng đánh bắt. Tức là yếu tố nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất , ảnh hưởng tới cá nhiều nhất.

Các vùng tập trung cá thường xuyên xảy ra ở những nơi có građien nhiệt độ – độ muối biến đổi đột ngột ( là nơi có lớp đột biến về độ muối, nhiệt độ, front giữa hai khối nước, hai hệ dòng chảy).

Vùng tập trung cá thường xảy ra ở biên ngoài của vùng nước trồi.Có nghĩa là tại tâm nước trồi mặc dù có sự xáo trộn mạnh về nhiệt độvà độ muối....Nhưng cá lại không tập trung tại đó, ma tạibiên của nước trồi nơi đó có nguồn thức ăn dồidào từ đáy biển đưa lên lạilà nơi tập trung cánhiều nhất.

Vùng ven bờ, cửa sông thì cá thường tập trung ở front nhiệt – muối.Ở các vùng phân cách này do có dải phân cách front nhiệt muối nên cá thường tập trung ở đây khá nhiều

Vùng tập trung cá thường trùng với các xoáy dọc theo dòng chảy mạnh.Vì ở nơi đó cũng sẽ có sự tập trung của cá, do nơi đó có sự xáo trộn mạnh về nhiệt độ, độ muối, và các đại lượng khác, mặt khác cũng là nơi tạo ra nhiều thức ăn cho cá nên cá sẽ tập trung ở nơi đây. Hiện tượng tồn tại lớp đột biến nhiệt – muối gần sát đáy sẽ thu hút

sự tập trung của cá.

Hiện tượng sóng nội và sự truyền triều vào thềm lục địa sẽ tạo ra vùng tập trung cá.

Địa hình đáy và chất đáy có quan hệ chặt chẽ với sự phân bố, tập trung của cá đáy và gần đáy ( các gò, núi ngầm dưới đáy biển …). Trong các điều kiện thời tiết bất thường ( bão, áp thấp nhiệt đới,

giông tố …) có mối quan hệ chặt chẽ với các vùng tập trung cá.

2.5.3. Một số chỉ tiêu nhiệt muối để dự báo phân bố và tập trung cá nổi ở vùng biển miền Trung biển miền Trung

Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi cơ bản điều kiện hải dương học, sinh học, làm cho sự phân bố cá mang tính chất mùa vụ rõ rệt.

Vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng tới Bình Thuận có đặc điểm địa hình đáy dốc, khu vực nước nông dưới 50m rất hẹp, lưu lượng nước sông nhỏ nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước ngoài khơi, vì vậy sự phân bố thể hiện tính chất mùa vụ rõ rệt hơn. Ở vùng gần bờ, cá thường tập trung từ tháng 3- 9, chủ yếu là các loài cá nổi di cư vào bờ đẻ trứng. Trong thành phần loài của chúng có các loài cá đại dương như (cá Thu, Ngừ, Chuồn…). Mật độ phân của cá đáy ở đây không thay đổi nhiều theo mùa vụ, vùng nước nông ven bờ tập trung cá đáy luôn luôn cao.

Trong vùng biển miền Trung hầu như trong tất cả thời gian của năm khu vực có độ sâu đến 50m là nơi có nhiều đàn cá nhất. Ở đây trung bình của cả năm là 73,2% tổng số đàn cá ghi được bằng máy dò đứng, khu vực từ 50- 100m là 23,6%, khu vực có độ sâu lớn hơn chỉ là 3,3%.

Nhiều loài cá nổi có hiện tượng di cư xa, phần lớn các loài cá kinh tế ở Việt Nam đều có hiện tượng di cư theo hướng từ bờ ra khơi hoặc ngược lại để tìm các khu vực thích hợp khi điều kiện môi trường biển thay đổi do hiện tượng gió mùa gây nên. Trong thời kì gió mùa đông Bắc thì nhiều loài cá nổi và cá đáy có hiện tượng tập trung với mật độ cao hoặc rất cao.

Ở nhiều vùng biển diễn ra hiện tượng cá di cư thẳng đứng ngày đêm. Ban ngày cá tập trung thành đàn với mật độ cao ở sát đáy. Khi trời bắt đầu tối khoảng (18 giờ) cá bắt đầu nổi lên thành lớp ở tầng gần sát đáy. Vào khoảng 6 giờ sáng cá đi xuống sát đáy. Hiện tượng này thấy ở cá nổi, đặc biệt ở cả một số loài cá tầng đáy.Các loài cá nổi đại dương bao gồm ( cá Thu, cá Ngừ, cá Chuồn…) có hiện tượng di cư xa dọc bờ biển theo hướng Nam – Bắc khi nhiệt độ nước ở phía bắc tăng lên.

Một phần của tài liệu đặc điểm phân bố cá nổi và cấu trúc nhiệt – muối ở vùng biển miền trung (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)