Hư hỏng đặc trưng của tổ hợp bơm NPS 65/35 500, biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu _a._.h_ng (Trang 44)

3.5.1. Động cơ điện không làm việc được

Các nguyên nhân có thể xảy ra

- Do điện áp nguồn thấp hoặc hỏng cáp điện hoặc mối nối với động cơ. + Kiểm tra hệ thống nước làm mát, mực chất lỏng trong bình, Rơle bảo vệ quá tải của động cơ… nếu có sai sót thì khắc phục.

Biện pháp khắc phục

+ Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện theo trình tự Ghi chú

+ Trường hợp này ít xảy ra ở giàn.

3.5.2. Máy bơm không có lưu lượng.

Các nguyên nhân có thể xảy ra - Do chiều quay của rôto không đúng.

- Do động cơ điện không đạt được tốc độ cần thiết (2950v/phút).

- Do áp lực đường bơm quá cao, hơn mức cột áp cho phép đối với bơm. - Có khí ở đường hút hoặc trong vỏ bơm.

- Có sự lọt khí qua chỗ hở ở đường hút hoặc qua bộ phận làm kín trục.

- Do kênh dẫn của bánh công tác và vỏ bị lệch hoặc do phin lọc ở đường hút bị bẩn, tắc.

- Không cung cấp đủ chất lỏng công tác cho đường hút do dầu đông đặc ở đường hút hoặc do kẹt van chặn đầu vào…

- Do độ cao đường hút quá lớn hoặc cột áp đầu vào quá nhỏ, dầu không vào được.

Biện pháp khắc phục

+ Kiểm tra và đảo lại chiều quay của động cơ điện. + Kiểm tra và sửa chữa động cơ hoặc thay thế

+ Cần kiểm tra lại sơ đồ công nghệ và chế độ làm việc của bơm để điều chỉnh cho thích ứng với các đặc tính kỹ thuật của bơm.

+ Xả khí, gaz và làm đầy chất lỏng cho bơm

+ Làm kín các bề mặt lắp ghép trên đường hút và đảm bảo độ kín cho trục roto ở các đầu ra.

+ Làm sạch kênh dẫn và phin lọc.

+ Làm nóng để tan dầu đông ở đường hút, kiểm tra van chặn đầu vào- làm đầy chất lỏng công tác cho bơm.

+ Kiểm tra sức cản thủy lực ở đường hút và mực chất lỏng trong bình, làm cho chúng phù hợp với thiết kế.

Ghi chú

+ Thông thường nên điều chỉnh thời gian bơm để giảm sự tập trung làm tăng áp trên đường vận chuyển dầu.

+ Trường hợp này ít xảy ra ở giàn

3.5.3- Máy bơm không đạt áp suất yêu cầu

Các nguyên nhân có thể xảy ra

- Do chiều quay của roto không đúng, hoặc do động cơ không đạt tốc độ yêu cầu

- Có sự hiện diện của khí và ga trongchất lỏng công tác.

- Do các vành làm kín bị mòn nhiều, do các bánh công tác bị hư hỏng, nứt vỡ….

- Bị tắc một phần kênh dẫn của bánh công tác hoặc vỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ nhớt của chất lỏng công tác không tương ứng với giá trị đã nêu trong thiết kế.

- Đường kính bánh công tác nhỏ hơn mức cần thiết. Biện pháp khắc phục

+ Kiểm tra lại động cơ điện

+ Kiểm tra và đảm bảo độ kín ở các bề mặt lắp ghép ở đường hút và cụm làm kín trục.

+ Thay thế các chi tiết bị mòn, hỏng bằng các chi tiết mới + Làm sạch kênh dẫn

+ Kiểm tra lại độ nhớt của chất lỏng công tác

+ Thay thế bằng các bánh công tác có đường kính lớn hơn . Ghi chú

+ Trường hợp này ít xảy ra ở trên giàn.

3.5.4- Máy bơm đòi hỏi công suất tải lớn.

Các nguyên nhân có thể xảy ra - Tần số quay lớn hơn mức tính toán .

- Ap suất làm việc nhỏ hơn, còn lưu lượng thì lớn hơn quy định của thiết kế (tức là máy bơm làm việc trong vùng đặc tính có tổn thất năng lượng lớn).

- Khối lượng riêng hoặc độ nhớt của chất lỏng công tác quá lớn - Có sự hư hỏng cơ khí các chi tiết của bơm hoặc động cơ điện. - Cơ cấu ép salnhic bị siết quá chặt.

Biện pháp khắc phục +/ Kiểm tra lại động cơ điện

+ Kiểm tra các thông số tương ứng (độ nhơt, khối lượng riêng) của chất lỏng công tác.

+ Thay thế các chi tiết bị hư hỏng +/ Nới lỏng bớt cơ cấu ép .

Ghi chú

+ Trường hợp ít xảy ra.

+ Trường hợp này cần xử lý chất lỏng công tác bằng các biện pháp công nghệ.

3.5.5- Có sự va đập và tiếng ồn khi làm việc

Các nguyên nhân có thể xảy ra - Có hiện tượng xâm thực khí

- Có sự sai lệch độ đồng tâm giữa trục bơm và trục động cơ.

- Các vòng bi (của bơm hoặc đ/c) bị mòn, rỗ hoặc bị rỉ , trục bị cong. - Độ cứng vững của dầm, sàn chưa đủ.

- Độ siết chặt các bulông dầm sàn và các chi tiết đỡ, kẹp chặt các đường ống chính không đảm bảo.

- Sự cân bằng của roto và các bánh công tác kém.

- Lưu lượng bơm nhỏ hơn giới hạn dưới cho phép, hoặc nhỏ hơn 10% lưu lượng tối ưu.

Biện pháp khắc phục

+/ Thay đổi chế độ làm việc bằng cách đóng bớt van chặn đường ra để giảm lưu lượng, hoặc tăng mức chất lỏng công tác ở đầu vào.

+ Kiểm tra và điều chỉnh lại độ đồng tâm giữa các trục của tổ hợp. + Thay thế các chi tiết, bộ phận hư hỏng.

+ Thay đổi kết cấu của dầm, sàn hoặc tăng khối lượng của dầm lên. + Siết chặt lại các bu lông tương ứng.

+ Cân bằng lại roto và các bánh công tác. + Tăng lưu lượng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú

+ Đây là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với bơm ly tâm cần đặc biệt chú ý. + Ở giàn, có thể tăng độ cứng vững của sàn công tác lên (bằng cách hàn thêm các gân chịu lực)

3.5.6- Các vòng bi của bơm bị nóng quá mức dẫn đến nhanh hư hỏng

Các nguyên nhân có thể xảy ra

- Do áp lực ở đầu vào tăng dẫn đến tăng lực dọc trục. - Có sự sai lệch lớn độ đồng tâm giữa các trục của tổ hợp

- Lượng dầu bôi trơn không đảm bảo do kẹt vòng hắt dầu hoặc do hết dầu bôi trơn

- Làm mát không đủ.

- Chủng loại dầu bôi trơn không phù hợp. - Trong dầu bôi trơn có nước hoặc cặn bẩn

Biện pháp khắc phục

+ Hạ thấp áp suất ở đầu vào theo đúng thiết kế . + Căn chỉnh lại độ đồng tâm của tổ hợp

+ Giảm sự siết chặt dọc trục bằng cách đặt thêm các tấm căn đệm hoặc mài rà làm trơn các chi tiết của cụm vòng bi.

+ Kiểm tra, bổ sung dầu bôi trơn, kiểm tra vòng hắt dầu.

+ Tăng thêm lượng nước làm mát vào khoang vỏ của gối đỡ các vòng bi. + Thay thế dầu bôi trơn đúng yêu cầu đề ra.

+ Xả hết nhớt cũ, rửa sạch khoang chứa nhớt sau đó thay dầu mới.

3.5.7. Bộ phận Salnhic làm kín trục bị nóng quá mức.

Các nguyên nhân có thể xảy ra

- Do áp lực chất lỏng ở phía trước khoang làm kín trục cao quá mức cho phép. - Do siết quá chặt bộ phận ép Salnhic

- Sự làm mát cụm salnhic không đủ

- Có sự ma sát của bộ phận ép salnhic vào trục Biện pháp khắc phục

+ Giảm áp lực ở đầu vào của bơm đến mức qui định, hoặc kiểm tra thông rửa ống giảm tải(22) để cân bằng áp suất ở khoang trước bộ phận làm kín phía áp suất cao với áp suất ở đầu vào.

+ Giảm bớt (nới lỏng) lực ép salnhic. + Tăng lưu lượng nước làm mát + Loại bỏ sự ma sát này.

3.5.8. Rò rỉ chất lỏng công tác qua bộ phận làm kín trục

Các nguyên nhân có thể xảy ra - Do salnhic bị mòn nhiều.

- Do áp lực của dung dịch làm kín thấp.

- Độ đảo của các bề mặt làm kín của bộ phận làm kín kiểu mặt đầu quá lớn - Bề mặt ống lót bảo vệ trục chưa đạt đủ độ bóng cần thiết.

Biện pháp khắc phục + Thay salnhic mới.

+ Loại trừ độ đảo.

+ Đánh bóng lại bề mặt ống lót. Ghi chú

+ Trường hợp này ở dạng làm kín kiểu salnhic dây quấn.

3.6. Nguyên tắc chung,kiểm tra khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa(đại tu) 3.6.1. Nguyên tắc chung của việc đưa bơm vào sửa chữa (đại tu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi bơm bị hư hỏng không thể làm việc được hoặc quá thời hạn sử dụng, dẫn đến hiệu suất làm việc kém, phải đưa vào xưởng sửa chữa, cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau :

1. Tiến hành lập biên bản về tình trạng kỹ thuật của bơm và đơn đặt hàng sửa chữa chúng.

2. Bơm đưa vào sửa chữa, đại tu phải được lắp ráp đầy đủ các bộ phận và phải được lau chùi sạch sẽ, không dính bẩn, chất công tác ở trong bơm phải được xả và rửa sạch, các bề mặt công tác của bơm phải có nắp bịt bảo vệ cẩn thận. Bơm phải được đóng hòm bảo quản chắc chắn, an toàn trong quá trình vận chuyển.

3.6.2. Kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa(đại tu)

Tất cả các máy bơm ly tâm NPS 65/35-500 được đưa vào xưởng để đại tu đều phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật nhất định. Ở XNLD "VIETSOVPETRO", người ta thường vận dụng "Các quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm NPS 65/35-500" do Trung tâm liên hiệp sản xuất dầu khí KUBƯSEB biên soạn. Trong quy phạm này, việc kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và việc sửa chữa các chi tiết cần phải tuân theo những yêu cầu sau:

- Đối với việc kiểm tra khảo sát sự hư hỏng của các chi tiết, yêu cầu :

1.Tháo, rửa và chuẩn bị bơm để kiểm tra khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa cần được tiến hành trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải tiến hành từng bước theo đúng quy trình công nghệ.

2.Các chi tiết, các bộ phận (đơn vị) lắp ráp của bơm được đưa vào kiểm tra phải được làm sạch gỉ sét, bẩn.

3.Việc kiểm tra khuyết tật, hư hỏng của các chi tiết và các đơn vị lắp ráp cần phải được tiến hành phù hợp với các yêu cầu của phần "Các yêu cầu đặc biệt dành cho các mối ghép" trong "Quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm NPS 65/35 - 500" .

4.Khi tiến hành kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng của bơm, xưởng sửa chữa cần phải lập bảng thống kê các chi tiết và đơn vị lắp ráp còn có thể sử dụng được (đúng quy cách) hoặc cần phải sửa chữa hoặc phải loại bỏ, có chữ ký xác nhận của người

- Những yêu cầu trong việc sửa chữa các chi tiết và các mối lắp ghép cố định : 1.Việc sửa chữa phải được tiến hành trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải phù hợp với quy trình công nghệ đã được duyệt.

2.Các chi tiết của bơm mà trước đây đã tận dụng, khi sửa chữa lại thì không nên phục hồi, còn tất cả các chi tiết mới và các chi tiết phục hồi (sửa chữa lại) phải đúng quy cách của "Quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm NPS 65/35 - 500".

3.Sai lệch giới hạn về kích thước của các bề mặt được chế tạo bằng cách cắt, hàn, uốn phải phù hợp với tiêu chuẩn CЭB 144 - 75.

4.Sai lệch giới hạn về kích thước của các bề mặt được gia công bằng cơ khí mà không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn dung sai nào thì cần phải phù hợp với tiêu chuẩn CЭB 144 - 75.

5.Dung sai vị trí đường tâm lỗ của các chi tiết kẹp chặt phải phù hợp với ΓOCT 4140 - 69.

6.Các chi tiết kẹp chặt được chế tạo từ vật liệu không gỉ phải có lớp phủ bảo vệ theo ΓOCT 14007 - 68.

7.Các mối hàn sửa chữa chi tiết phải ngấu, không rỗ khí, không bị nứt, bị uốn, không ngậm xỉ và những khuyết tật khác làm giảm độ bền, độ kín của mối ghép ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã hàng hoá của bơm. Chỗ chuyển tiếp từ phần kim loại cơ bản của chi tiết đến phần đắp của mối hàn phải đều, trơn không có vết cắt (gẫy), không bị chảy tràn.

8.Các chi tiết hàn nối phải phù hợp với ΓOCT 5264-69, ΓOCT 871-71, ΓOCT 70-75

9.Tất cả các chi tiết mới và chi tiết phục hồi phải có sự nghiệm thu của bộ phận OTK. Lúc này cần phải kiểm tra :

- Vật liệu chế tạo chi tiết, thông qua việc kiểm tra giấy chứng nhận của nó (CERTIFICAT) hoặc thông qua kết quả phân tích, thử nghiệm tính chất lý, hoá của nó.

- Kiểm tra hình dạng bên ngoài bằng mắt

- Kiểm tra kích thước và độ sai lệch về hình dáng bằng các thiết bị đo chuyên dụng.

- Kiểm tra độ nhám của các bề mặt gia công bằng các thước đo biên dạng theo ΓOCT 2789 - 73 hoặc bằng cách so sánh với độ nhám của các căn mẫu theo OCT 9378 - 75.

10. Khi sửa chữa các chi tiết, cho phép sử dụng nguồn dự trữ lưu động các chi tiết thông dụng và các đơn vị lắp ráp hiện có ở xưởng sau khi đã kiểm tra và đảm bảo đúng quy cách.

CHƯƠNG IV

QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BƠM NPS 65/35 - 500 TRÊN GIÀN MSP - 5

4.1. Quy trình lắp đặt máy bơm NPS 65/35 - 500

- Sau khi đã sửa chữa, phục hồi các chi tiết bị hư hỏng hoặc thay mới chúng, việc lắp ráp bơm được tiến hành phù hợp với những yêu cầu sau :

1.Việc lắp ráp bơm phải được tiến hành ở trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải tuân thủ trình tự quy trình công nghệ lắp ráp đã được phê duyệt.

2.Tất cả các chi tiết và bộ phận (đơn vị) lắp ráp phải được làm sạch sẽ cẩn thận và phải có sự giám sát và nghiệm thu của bộ phận OTK của xí nghiệp sửa chữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Bơm đã qua sửa chữa phải đảm bảo đúng kết cấu yêu cầu và các điều kiện kỹ thuật của "Quy phạm kỹ thuật về việc sửa chữa máy bơm NPS 65/35 - 500", cũng như phải đảm bảo đúng các đặc tính kỹ thuật đã nêu ở phần 2.

- Quy trình lắp ráp bơm như sau :

1.Việc lắp ráp bơm được tiến hành theo trình tự ngược lại với khi tháo.

2.Các chi tiết để tiến hành việc lắp ráp không được có khuyết tật, bavia hoặc bị gỉ sét. Trước khi lắp ráp phải tiến hành làm sạch và rửa chúng trong dung dịch dầu Xola hoặc dầu hoả, sau đó phủ bằng mỡ bôi trơn. Phải đặc biệt chú ý kiểm tra cẩn thận chi tiết trục. Các vòng đệm, gioăng làm kín bị mòn hỏng cần phải được thay thế.

3.Khi lắp ráp Rôto với các chi tiết mới, cần phải tiến hành kiểm tra độ đảo của các bề mặt làm kín, bề mặt lắp ghép và sự cân bằng động của Rôto. Rôtô được lắp ráp để cân bằng động không có các khoang ngăn giữa các phân đoạn (các cấp). Sau khi cân bằng động, vị trí tương ứng của các chi tiết được đánh dấu bằng các vạch chuẩn, sau đó Rôto được tháo ra và được đưa vào lắp ráp cùng với các khoang ngăn nói trên.

4.Khi lắp ráp máy bơm với các cụm hoặc các chi tiết (thay thế) mới, cần phải kiểm tra khe hở của Rôtô và điều chỉnh chúng bằng cách điều chỉnh độ dày của các vòng đệm sao cho phù hợp với sai số tính toán cho phép.

5.Việc lắp ghép nửa thân vỏ trên và dưới được định vị chính xác nhờ các chốt côn. Sau khi lắp vòng đệm vào dưới các đai ốc mũ rồi tiến hành xiết sơ bộ chúng một cách đều đặn từ vị trí giữa rồi đến vị trí trên các đường chéo từ cả hai phía. Khi đặt Rôtô cùng các cụm chi tiết vào thân vỏ dưới cũng như khi hạ phần nửa thân vỏ trên vào vị trí phải đặc biệt cẩn thận chú ý để tránh làm hỏng các gioăng cao su của các vòng đệm làm kín.

6.Vị trí tương ứng của Rôto đối với phần thân vỏ của bơm được định vị bởi các

Một phần của tài liệu _a._.h_ng (Trang 44)