0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Xây dựng sơ đồ nguyên lý hệ truyền động 1 Giới thiệu sơ đồ:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĂN DAO MÁY MÀI TRÒN 3A130 (Trang 49 -52 )

1. Giới thiệu sơ đồ:

Hệ truyền động van động cơ đã thỏa mãn yêu cầu sau: + Điều chỉnh tốc độ về cấp.

+ Tự động ổn định tốc độ, và tụ động hạn chế phụ tải có cưỡng bức. Hệ gồm hai mạch chính:

Mạch động lực:

Bao gồm:

+ Aptomat AP dùng để đống cắt nguồn điện, bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực.

+ Máy biến áp động lực BA. Làm nhiệm vụ cung cấp điện áp phù hợp cho chỉnh lưu đồng thời đảm bảo cách ly giữa mạch động lực và lưới điện để an toàn cho vận hành và sửa chữa.

+ Bộ chỉnh lưu cầu 1 pha gồm 4 tiristor nhận năng lượng từ máy biến ápvà chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều cung cấp cho động cơ.

+ Các R-C bảo vệ quá áp cho tiristor.

+ Máy phát tốc: để láy tín hiệu phản hồi tốc độ cho mạch khuếch đại trung gian phục vụ quá trình duy trì và ổn định tốc độ động cơ.

+ Động cơ một chiều Đ : động cơ một chiều kích từ độc lập dùng để quay chi tiết mài

+ Mạch hãm (Rh) dùng để hãm động năng.

Mạch điều khiển:

Bao gồm:

+ Mạch khuếch đại trung gian: Làm nhiệm tổng hợp và khuếch đại mạch điều khiển làm tăng độ nhạy, độ ổn định, độ rộng phạm vi điều chỉnhcủa hệ thống ( thay đổi Uđk và thay đổi Udc => thay đổi góc mở α ). Đầu vào tổng hợp tín hiệu là tín hiệu chủ đạo và tín hiệu phản hồi âm tốc độ láy từ máy

phát tốc, mạch tổng hợp tín hiệu và khuếch đại trung gian sử dụng IC khuếch đại thuật toán và tiristor.

+ Mạch tạo sóng răng cưa: Là mạch so sánh tín hiệu điện áp răng cưa và tín hiệu điện áp điều khiển mạch bao gồm các tiristor, tụ và các điện trở.

+ Mạch so sánh: tín hiệu răng cưa và tín hiệu điều khiển được đưa vào mạch so sánh nhằm tạo ra thời điểm phát xung, mạch sử dụng IC khuếch đậi thuật toán.

+ Mạch sửa xung và khếch đại xung: Tạo ra xung điều khiển tiristor. Máy biến áp đồng bộ tạo ra tín hiệu đồng bộ cung cấp cho các khuếch đại điều khiển, Mạch sử dụng IC khuếch đại thuật toán, tụ tranzito và các điện trở.

+ Mạch nguồn: Sử dụng các IC ổn áp một chiều (+12V & -12V) cung cấp cho mạch điều khiển các tụ lọc tín hiệu xoay chiều và sóng hài.

Mạch phản hồi

+ Mạch phần hồi âm tốc độ : ổn định tốc độ quay của hệ thống

+ Mạch phản hồi âm dòng có ngắt : hạn chế đòng điện phần ứng vượt quá trị số cho phép

2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống.

Hệ truyền động điều chỉnh tự động truyền động điện động cơ quay chi tiết mài có sơ đồ nguyên lý được trình bày ở hình 4.1 gồm : Động cơ truyền động quay chi tiết mài, thiết bị biến đổi - chỉnh lưu cầu một pha, thiết bị đo lường, các bộ điều chỉnh ( được gọi là phần tử điều khiển ). Tín hiệu điều khiển khiển hệ thống gọi là tín hiệu đặt THD.

Động cơ một chiều kích từ độc lập được cấp năng lượng từ bộ biến đổi chỉnh lưu cầu một pha. Bộ biến đổi có chức năng biến đổi năng lượng điện thích ứng với động cơ truyền động và mang thông tin điều khiển các tham số đầu ra của bộ biến đổi ( như điện áp, dòng điện…), Tín hiệu điều khiển lấy từ các bộ điều khiển, các bộ điều chỉnh này nhận tín hiệu sai lệch về trạng thái làm việc của hệ truyền động thông qua so sánh tín hiệu đặt và tín hiệu đo lường các đại lượng truyền động. Để bảo đảm chất lượng hệ thống ta sử dụng các mạch vòng điều chỉnh tôc độ và dòng điện.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĂN DAO MÁY MÀI TRÒN 3A130 (Trang 49 -52 )

×