Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà Nước (Trang 25 - 36)

1. 4.3.Các nhân tố về chính trị,pháp luật

2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển

Bất cứ một hoạt động đầu tư phát triển nào cũng đều phải đặt kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư lên trên hết và điều đó cũng đúng với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, với nguồn vốn eo hẹp của mình thì kết quả và hiệu quả càng được nhà nước đặt lên hàng đầu.Trước hết được đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB từ nguồn vốn NSNN được thể hiện ở các kết quả thực hiện của nó bao gồm:

-Thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư thực hiện: đây là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành các hoạt động đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí mua sắm các trang thiết bị máy móc, chi phí quản lý…Thông thường thì tiêu chí kết quả này sẽ được xem xét trong hàng năm nhằm có những thay đổi hợp lý đảm bảo nguồn vốn của nhà nước được thực hiện đúng mục đích và các dự án trọng điểm sẽ được ưu tiên sử dụng vốn trước vì mục tiêu phát triển chung.

-Tiêu chí thứ hai thể hiện kết quả của hoạt động đầu tư phát triển GTĐB từ NSNN là giá trị tài sản cố định huy động tăng thêm và năng lực sản xuất cũng như phục vụ của ngành GTĐB tăng lên do trong thời kỳ đầu tư.Tài sản cố định huy động là các công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy độc lập và đã được hoàn thành đưa vào sử dụng mà sản phẩm ở trong ngành GTĐB là các con đường, cây cầu mới.Nhờ có những hạng mục công trình mới được đưa vào sử dụng mà năng lực phục vụ của ngành được tăng lên và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và của người dân.

Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và được xác định dựa trên từng mục tiêu của dự án.Xuất phát từ đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB là mang tính chất công cộng và xã hội hoá cao nên việc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực GTĐB cũng khác so với các lĩnh vực khác.Hiệu quả của hoạt động đầu tư không mang tính rõ ràng và được dựa trên cơ sở hiệu quả của các ngành và các lĩnh vực khác.

Trước hết đây là công trình từ nguồn vốn NSNN và mang tính phúc lợi cao nên không thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính như là đóng góp cho NSNN là bao nhiêu hay thời gian thu hồi vốn nhưng không phải như thế là không có hiệu quả mà hiệu quả của nó được xác định dựa trên sự phát triển của nền kinh tế và những đóng góp của nó vào hiệu quả kinh tế-xã hội và mục tiêu này thường thể hiện qua các chủ trương,chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước như tốc độ tăng trưởng GDP, mức độ cải thiện thu nhập của dân cư, phúc lợi xã hội…vì nhờ có các công trình hạ tầng GTĐB mà các ngành kinh tế khác phát triển nhanh, thu hút được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài, đời sống về tinh thần của người dân được nâng cao.

Hiệu quả trước hết thể hiện hệ thống chỉ tiêu về nâng cao mức sống của dân cư như mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế…

Hiệu quả được thể hiện thông qua sự phân phối thu nhập và công bằng xã hội: thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội.

Chỉ tiêu thứ ba là sự gia tăng số lao động có việc làm: đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các nước ta một quốc gia thừa lao động nhưng thiếu việc làm.

Ngoài ra cũng có thể tính được dựa trên một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành như số km đường/người, tỉ lệ đường quốc lộ và tỉnh lộ đạt các tiêu chuẩn quốc tế, năng lực vận tải của ngành giao thông đường bộ, khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ…

Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam bằng nguồn vốn NSNN.

1.Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển giao thông đường bộ..

1.1.Vị trí của ngành giao thông đường bộ.

Đường lối phát triển của Việt Nam trong thời gian tới là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời nội lực, đồng thời tranh thủ các nguồn lực tù bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để có thể phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi cùng với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hôi, bảo vệ cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh.

Để có thể hoàn thành được định hướng trên có thể nhận thấy vị trí của hệ thống hạ tầng GTĐB là rất quan trọng, cần phải có một hệ thống GTĐB đồng bộ và đạt tiêu chuẩn để có thể đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá bằng việc tăng cường đầu tư các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.Xây dựng một hệ thống hạ tầng GTĐB tiêu chuẩn là rất cần thiết nhằm đảm bảo các khu công nghiệp có thể nối liền nhau và nối liền với các khu thương mại từ đó sản phẩm hàng hoá sẽ nhanh chóng đến tay người tiêu dùng,làm tăng tốc độ phát triển công nghiệp và các ngành khác.

Việt Nam cũng đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây cũng vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với nước ta.Để có thể thu hút tối đa các nguồn vốn FDI phục vụ cho sự phát triển thì hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đóng vai trò quyết định, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng hạ tầng giao thông của nước ta là một điểm bất lợi so với nhiều nước cùng khu vực trong việc thu hút vốn.Một khi hệ thống hạ tầng GTĐB nói riêng và hệ thống hạ

tầng giao thông vận tải nói chung được hoàn thiện và hiện đại thì Việt Nam chắc chắn là điểm đến hấp dẫn của mọi nguồn vốn đầu tư.

Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP cao hàng năm thì đời sống của người dân ngày càng được nâng cao đặc biệt là ở các khu vực đô thị, nếu nhiều năm trước để sở hữu phương tiên ô tô là một món hàng xa xỉ với nhiều người thì trong những năm gần đây số lượng ô tô được bán ra ngày càng tăng, và hứa hẹn sẽ có mức tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo.Để đáp ứng được nhu cầu đó càng thấy tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ.

Như vậy đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB là nhiệm vụ có tính chiến lược và cấp thiết trong thời gian hiện nay và cả trong thời gian sau nữa.

1.2.Thực trạng hệ thống giao thông đường bộ.

Trong những năm qua,nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng GTĐB, đảng và nhà nước đã dành khá nhiều ưu tiên cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB cùng với việc xây dựng các chính sách khuyến khích tư nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức thì hệ thống hạ tầng GTĐB của nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.Hầu hết các đường quốc lộ đã được xây mới hoặc được nâng cấp, cải tạo như đường quốc lộ tuyến Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội- Bắc Cạn…đã làm cho khoảng cách giữa các tỉnh, địa phương được thu hẹp đáng kể; năng lực vận tải cũng được nâng cao; số vụ tại nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ cũng như các điểm đen ngày càng giảm. Giao thông đô thị và nông thôn cũng ngày càng được cải thiên, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng ùn tắc cũng đã được giảm đáng kể mà tiêu biểu là một số dự án như cầu Ngã Tư Sở, xây dựng đường Kim Liên mới… góp phần quan trọng đổi mới bộ mặt đô thị của Việt Nam.Giao thông nông thôn cũng phát triển đáng kể, số xã không có đường bê tông ngày càng giảm đã góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của các vùng nông thôn.

Không chỉ tập trung phát triển về mặt số lượng, lượng vốn NSNN trong thời gian qua cũng tập trung xây dựng các tuyến đường cầu theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế như tuyến Bắc Thăng Long- Nội Bài,

đường cao tốc Pháp Vân, hoàn thành xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân…hay một số dự án đang tiến hành triển khai như đường Láng Hoà Lạc, tuyến đường Hồ Chí Minh…

Mặc dù đã có những kết quả vượt bậc trong thời gian qua song hệ thống đường bộ của nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.Hiện nay Việt Nam có tổng chiều dài mạng lưới đường bộ tương đối lớn với khoảng trên 222.179 km:

Bảng 2.1: Mạng lưới giao thông đường bộ

STT Tuyến Đơn vị Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Quốc lộ Km 17.295 7.8 2 Tỉnh lộ Km 21.762 9.8 3 Huyện lộ Km 45.013 20.2 4 Đường xã,thôn Km 131.455 59.2 5 Đường đô thị Km 6.654 3.0 Toàn tuyến Km 222.179 100%

Nguồn:Cục đường bộ Việt Nam.

Mạng lưới đường bộ của nước ta được bố trí tương đối hợp lý nhưng nhìn chung thì chất lượng của các con đường còn kém.Phần lớn các con đường của nước ta còn hẹp, chỉ có khoảng 570 km đường quốc lộ có 4 làn đường trở lên, loại đường có bề rộng 2 làn xe trở lên chỉ chiếm khoảng 62%.Đường bộ của nước ta chủ yếu là đường 1 làn xe với bề mặt đường từ 3-3.5m.Hệ thống giao thông đường bộ của nước ta vẫn còn chậm phát triển, vừa thiếu lại vừa yếu,hầu hết các con đường chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, chưa có đường cao tốc chuẩn: một số đường cao tốc đạt tiêu chuẩn loại Việt Nam như Nội Bài, Nam Thăng Long… nhưng chỉ tương ứng với tiêu chuẩn B(Expressway) so với tiêu chuẩn quốc tế.Nhiều con đường vẫn chưa thể thông xe suốt cả năm nhất là vào mùa mưa nhiều con đường không thể sử dụng đươc.Ngoài ra số lượng đường chưa được trải mặt còn rất lớn, số đường được trải mặt mới chỉ chiếm khoảng 19% trên tổng số chiều dài đường;ngay cả đường quốc lộ cũng mới chỉ có 83.5% được trải mặt và được thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 2.2: Phân loại chiều dài đường và mặt đường Hệ

thống

đường Đơn vị Đã trải mặt Đá dăm Đường đất Tổng số % trải mặt

Quốc lộ Km 14.441 600 2.254 17.295 83.5 Tỉnh lộ Km 11.657 553 9.552 21.762 53.6 Đường huyện Km 9.106 2.077 38.830 45.013 20.2 Đường Km 4.041 68 2.543 6.654 60.7 Đường đô thị Km 2.922 52.446 76.086 131.455 2.2 Tổng số Km 42.167 55.744 124.268 222.179 19.0

Nguồn: Cục đường bộ Việt Nam

*Về đường quốc lộ:Trên quốc lộ hiện nay có khoảng hơn 3800 chiếc cầu, với tổng chiều dài hơn 118.000 m trong đó có khoảng 920 cây cầu không an toàn với chiều dài khoảng 43562 km (chiếm hơn 40%). Tổng chiều dài cầu trên đường tỉnh và liên tỉnh là 78.059 m trong đó cầu không an toàn là 16.645m chiếm (21.32%).

Mặc dù có chiều dài là trên 17.295 km với tỉ lệ đã trải mặt trên 83.5% nhưng tỉ lệ đường cao tốc của nước ta còn quá nhỏ bé,và hầu như là không có.Trong khi tỉ lệ đường cao tốc của các nước trong khu vực là khá cao:Singapore 4.44%, Hàn Quốc 2.45%, Thái Lan 0.18%...

Chính vì vậy hệ thống đường quốc lộ của nước ta vẫn cần phải đầu tư xây dựng nhiều để có thể theo kịp với các nước trong khu vực.

*Về đường tỉnh và nông thôn: Số lượng xã chưa có đường đến trung tậm huyện ngày càng giảm, đến nay chỉ còn dưới 200 xã và chỉ chiếm khoảng 2% trong số 10500 xã, số xã chưa có đường tập trung ở vùng xâu vùng xa.Sau đây là hiện trạng hệ thống giao thông nông thôn:

Vùng Đơn vị Tổng Đường huyện Đường xã Bắc Trung Bộ Km 29989 9286 20703 Đồng bằng sông Hồng Km 21057 3909 17147 Đông Nam Bộ Km 21984 5946 16037 Nam Trung Bộ Km 13597 4092 9505 Tây Nguyên Km 8830 2922 5908

Đồng bằng sông Cửu Long Km 41522 8402 33120

Tây Bắc Km 8490 2704 5786

Đông Bắc Km 30999 8737 22262

Tổng Km 176468 45999 130469

Nguồn: Vụ đầu tư-Bộ tài chính

Nhưng nhìn chung các con đường chưa có được chất lượng tốt nhất, một phần nguyên nhân là do vốn NSNN của ta còn thiếu hơn nữa đội ngũ quản lý của ta ở các vùng xa còn yếu.Đây là một điểm chúng ta cần khắc phục để làm tăng khả năng giao lưu giữa các vùng cũng như góp phần làm giảm mức độ đói nghèo.

*Về đường đô thị:tốc độ đô thị hoá ngày càng cao cùng với đó là số lượng đường đô thị cũng ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách.Tuy nhiên đường đô thị của Việt Nam đang lâm vào tình trạng báo động mà ví dụ điển hình nhất ở đây là ở 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Hệ thống đường đô thị cũ chưa được nâng cấp sửa chữa nhiều, nhiều con đường được xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp nên bề mặt đưòng nhỏ, lại có nhiều điểm giao cắt (như ở thành phố Hồ Chí Minh có trên 1000 điểm, còn ở Hà Nội có trên 500 điểm).

Thực trạng trên cho thấy nâng cao đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB là một chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước, như thế mới có được một hệ thống hạ tầng GTĐB hoàn chỉnh, chất lượng tốt để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

2.Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

2.1.Tình hình huy động vốn NSNN đầu tư phát triển giao thông đường bộ.

Muốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB thì vốn là yếu tố quyết đinh,quá trình huy động và sử dụng vốn luôn gắn bó mật thiết với nhau đặc biệt là đối với nguồn vốn NSNN.Lượng vốn huy động được sẽ đóng vai trò quyết định đối với nhu cầu sử dụng vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để nhà nước có thể phân bổ và huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB hàng năm.

Công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển GTĐB được thực hiện gắn liền với cơ chế và chính sách huy động vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển nói chung và phụ thuộc vào nhu cầu vốn đầu tư cũng như vào thực trạng nền kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Đối với vốn tích lũy từ NSNN cần áp dụng chính sách huy động tiết kiệm triệt để và sử dụng có hiệu quả bằng cách: tăng thu cho NSNN bằng nhiều nguồn như thuế, phí sử dụng cầu đường,… cùng với tăng thu là phải sử dụng tiết kiệm đặc biệt là trong chi tiêu dùng của ngân sách.Chỉ khi NSNN có tích luỹ thặng dư và tích luỹ

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà Nước (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w