KHÁI QUÁT VỀ TECHCOMBANK:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM -TECHCOMBANK (Trang 27)

. * Lợi nhuận

2.1KHÁI QUÁT VỀ TECHCOMBANK:

2.1.1 Thành lập và hoạt động.

Ngày 27/9/1993, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – TCB) chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-CP trong thời hạn là 20 năm. Trụ sở chính được đặt tại 24 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Sau một thời gian hoạt động hiệu quả và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của kinh tế nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép gia hạn lên 99 năm theo quyết định số 330/QĐ-NH5 ngày 8/10/1997.

Techcombank có các hoạt động chính như sau:

-Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.

-Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hang.

-Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, tín phiếu và các chứng từ có giá.

-Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ khác cho các khách hàng mà ngân hàng Nhà nước cho phép.

* Vốn cổ phần

Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống TechcomBank cả vể chiều rộng lẫn chiều sâu, vốn điều lệ của ngân hang không ngừng tăng lên trong các năm. Trong những ngày đầu đi vào hoạt động, vốn điều lệ của ngân hang chỉ là 20 tỷ thì đến cuối năm 2006 đã đạt 1500 tỷ đồng, đã nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất về vốn điều lệ.

*Thị trường hoạt động mục tiêu trong hoạt động của Techcombank.

Thị trường mục tiêu mà Techcombank hướng tới được chia theo những tiêu chí khác nhau.

*Theo khu vực địa lí:

-Miền Bắc: Techcombank tập trung vào các tỉnh, thành phố Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình.

Miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Khánh Hoà , Huế.

Miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang.

* Nhóm sản phẩm tín dụng:

Tính dụng tiêu dung: ngân hàng tập trung tài trợ cho những nhu cầu về: sửa chữa, mua nhà ở, phương tiện vận chuyển, du học, tư liệu tiêu dung.

Tín dụng hộ cá thể: Vốn lưu động, vốn cố định phục vụ kinh doanh, sản xuất nhỏ, cá thể.

Tín dụng đầu tư cá nhân: Chứng khoán, cổ phần không niêm yết.

Tín dụng công ty: Vốn lưu động, cố định phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư. *.Ngành nghề hoạt động:

Sản xuất, gia công hang xuất khẩu: giày dép, dệt may, thực phẩm chế biến, chế biến nông sản, chế biến thuỷ sản, điện - điện tử, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ.

-Kinh doanh nhập khẩu: máy móc thiết bị, xăng dầu, nguyên liệu, hoá chất, sản phẩm điện tử, dược phẩm, phương tiện vận tải.

-Sản xuất: Thực phẩm đồ uống, sản xuất nhựa,vật liệu xây dựng, hoát chất, sản xuất các sản phẩm từ cao su – hoa chất, sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh gốm sứ, sản xuất kinh loại, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, sản xuất lắp ráp các sản phẩm, sản xuất các sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, nội thất.

Kinh doanh: phân phối, thương mại, đại lí bán buôn, bán lẻ.

-Xây dựng cơ bản: Xây dựng các công trình dân dụng, khu đô thị - khu dân cư, công trình công nghiệp, xây dựng công trình giao thông, cơ sở hạn tầng.

-Dịch vụ: dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, khách sạn – nhà hang.

-Các hoạt động lien quan đến bất động sản: kinh doanh khu đô thị - khu dân cư, nhà ở, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

2.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK2.2.1 Tình hình chung về thị trường thẻ Việt Nam: 2.2.1 Tình hình chung về thị trường thẻ Việt Nam:

Năm Số lượng thẻ phát hành Ðõn vị: chiếc Doanh số dùng thẻ tín dụng quốc tế Ðõn vị: triệu USD Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Ðõn vị: triệu USD 1996 360 130 1997 460 100 1998 4.500 1,2 80 1999 2.500 1,1 70 2000 5.000 1,6 75 2001 15.000 2,5 90 2002 40.000 4,1 150 2003 230.000 40 300 2004 560.000 90 470 2005 1.250.000 130 600 T6/2006 3.500.000 320 900 2007 4.000.000 385 945 2008 4.300.000 410 1000

(Nguồn: www.vnba.org) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 1993, thị trường thẻ NHVN mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ VN: 20 NHTM phát hành Thẻ nội địa, trong đó có 8 NHTM phát hành Thẻ Quốc tế, số lượng thẻ phát hành trên 4 triệu thẻ (trong đó thẻ nội địa là 3,5 triệu thẻ và thẻ quốc tế là 0,5 triệu thẻ); tổng số lượng máy ATM đến thời điểm này trong toàn hệ thống là 2.600 máy ATM, 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng.

Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường VN nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB – ATM. Ngay lập tức các ngân hàng khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như Cash Card, tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S – Card của Incombank, Thẻ Vạn dặm của ngan ahngf Đầu tư và phát triển Việt Nam, Thẻ đa năng của ngân hàng Đông á, Thẻ Fast Access của ngân hàng Kỹ thương, Sài gon Bank Card của ngân hang thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương, ACB e-Card, Citimard của ACB, Vib Values Card của Ngân ahngf thương mại cổ phần Quốc tế, ATM Lucky của ngân hàng Phương Đông,...Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, xem số dư, chuyển khoản, in sao kê, connect 24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM...

Hệ thống ATM của các NH mỗi năm cũng tăng lên nhanh chóng. Thí dụ như 3 ngân hàng thương mại nàh nước là Incombank, BIDV, Agribank: Trong giai đoạn đầu triển khai dịch vụ Thẻ (năm 2003), mỗi NH này chỉ có từ 25 – 30 máy ATM, nay đã tăng gấp 12 lần so với số lượng máy ban đầu. Hiện nay, số máy ATM của Incombank là 342 máy; của BIDV là 400 máy, của Agribank là 202 máy; Liên minh VNBC do NH Đông á đứng đầu có 350 máy; Liên minh của Vietcombank và 17 NH Cổ phần đã trang bị được 750 máy ATM.

Sự bùng nổ của mạng lưới hệ thống ATM trong những năm qua đã góp phần tác động đến doanh số sử dụng Thẻ nội địa của các NH tăng 300%/năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngành ngân hàng vì chứng tỏ dịch vụ thẻ đã đến gần hơn với người dân và bước đầu tạo cho họ thói quen sử dụng Thẻ.

Bên cạnh các loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng như Visa, Mastercard do Vietcombank, ACB, Eximbank đã phát hành, thời gian qua, trên thị trường thẻ VN cũng đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ mới với nhiều hình thức mới như sản phẩm thẻ VCB – Amex do Vietcombank phát hành; thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng VN do HSBC và ACB hợp tác phát hành; Thẻ ghi nợ quốc tế bằng đồng VN của ACB; các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế do Sacombank, Incombank, VIBBank phát

hành, lần đầu tiên được đưa ra thị trường đã được nhiều khách hàng lựa chọn. Sắp tới thị trường có thêm sản phẩm Visa và Mastercard được phát hành bởi MB, EAB và Agribank, Techombank...

Với nhiều tính năng hấp dẫn như “chi tiêu trước, trả tiền sau”, thời hạn miễn lãi từ 15 đến 45 ngày, có thể thanh toán toàn bộ hay một phần khoản hạn mức khi đến hạn thanh toán, không tính lãi nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ vào trước ngày thanh toán, phí thường niên thấp, mức phí phát hành, đồng thời sự tác động tích cực của các chương trình xúc tiến mở rộng thị phần mà các NHVN và các tổ chức Thẻ quốc tế đang thực hiện, theo dự báo Hội thẻ NHVN, thời gian tới sẽ có sự đột biến cả về số lượng và đối tượng khách hàng dùng thẻ quốc tế để thanh toán.

Nhằm tối ưu hóa các công dụng của thẻ, nhiều NH cũng đã đưa ra các sản phẩm thẻ liên kết, thẻ đa năng. Thẻ đa năng vừa là thẻ ghi nợ, cũng vừa là thẻ tín dụng, giúp khách hàng có thể thuận tiện hơn trong thanh toán, còn NH tiết kiệm được chi phí phát hành thẻ. Đây thực sự là một bước đột phá trong công nghệ thanh toán. Hiện nay, ở Việt Nam đã có EAB và Saigonbank phát hành loại thẻ này.

Sự cạnh tranh sôi động giữa các NH về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận phương tiện thanh toán hiện đại, với các tính năng tiện lợi nhất, ăn việc thanh toán hóa đơn bằng thẻ ATM của VCB, gửi tiết kiệm bằng thẻ của EAB, thanh toán phí bảo hiểm của VCB hay thanh toán taxi của ACB.

Những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại đã góp phần từng bước phá vỡ thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, nâng cao khả năng quản lý tiền tệ của NN cũng như góp phần hữu ích vào việc tạo dựng nền móng cho sự hình thành một nền thương mại điện tử còn non trẻ của nước ta.

Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các NHTM phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, nhanh chóng và an toàn. Vì vậy đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải ngân ahngf nào cũng dễ dàng thực hiện được. Chính vì vậy mà việc liên kết của các ngân hang thương mại nhỏ với những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là điều kiện rất tốt để phát triển hệ thống thanh toán thẻ ở Việt Nam, các ngân hàng sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống ATM sẵn có, việc phát triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và

giảm thiểu được chi phí cho các ngân hàng được lợi từ hệ thống khách hàng đối tác, ngược lại ngân hàng đối tác sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống máy ATM sẵn có. Sự liên kết giữa các ngân hàng có một ý nghĩa hết sức to lớn và là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thị trường thẻ Việt Nam bởi lẽ nó tạo ra một cộng đồng đông đảo các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán, phát hành thẻ, mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tạo nền tảng xây dựng chuẩn mực chung về kỹ thuật để từ đó tạo ra tiện ích có giá trị ngày một cao cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Trong thời gian đầu hình thành thị trường thẻ tại Việt Nam, hệ thống thẻ thanh toán mang tính cục bộ. Thẻ do ngân hàng nào phát hành thì chỉ có thể sử dụng ở máy ATM của ngân hàng đó mà thôi. Nhưng trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, tại Việt Nam đã hình thành liên minh thẻ cho phép hệ thống thánh toán thẻ của các ngân hàng trong cùng liên minh được kết nối với nhau. Hiện nay có 3 liên minh thẻ lớn:

Liên minh thứ nhất: Gồm Agribank, ICB, BIDV, ACB, EAB, Sacombank, SCB và công ty điện toán và truyền số liệu VDC. Liên minh này hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và có tên BankNetVN.

Liên minh thử hai: Ngân hàng Đông Á và Sài Gòn Bank hoạt động the hình thức hợp tác song phương giữa các ngân hàng.

Liên minh thứ ba: Là liên minh hoạt động sớm nhát và tỏ ra có hiệu quả nhất gồm tới 18 ngân hàng do VCB đứng đầu. Liên minh này tồn tại theo tính chất hiệp hội, liên kết cùng phát triển.

Như vậy, sau 12 năm hoạt động, thị trường thẻ của Việt Nam đã có những bước khởi sắc rõ rệt. Doanh số thẻ tăng nhanh qua các năm, số lượng thẻ phát hành cũng gia tăng mạnh và thu hút được ngàu càng nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường, đặc biệt sự ra đời của thẻ tín dụng nội địa đã đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam. Tuy nhiên doanh số thanh toán thẻ mới chủ yếu thu từ thẻ quốc tế, với đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân và khách du lịch nước ngoài. Do đó, thị trường thẻ nội địa vẫn được coi là một thị trường tiềm năng còn nhiều ẩn chứa nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các ngân hàng.

Việc ra đời 3 liên minh thẻ, kết nối giữa các mạng lưới của các ngân hàng là liên minh giữa Vietcombank với 17 ngân hang thương mại cổ phần, Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknet), Hệ thống VNBC là xu thế tất yếu để các ngân hàng cùng tồn tại và phát triển, báo hiệu một hệ thống thẻ lớn mạnh sẽ được kết nối trong toàn quốc nhằm tạo cho khách hàng có mạng lưới rộng, có thể thanh toán được mọi lúc, mọi nơi. Mối liên kết này sẽ tạo sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi hội nhập ngày càng đến gần.

2.2.2 Thực trạng kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam:

Thị trường thẻ Việt Nam đang trong giai đoạn sôi động với sự tham gia của rất nhiều các ngân hàng trong nước và cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Techcombank bắt đầu gia nhập thị trường thẻ năm 2003. Do tham gia vào thị trường thẻ tương đối muộn nên Techcombank có thể học tập được rất nhiều kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình để có thể tận dụng được tốt nhất các cơ hội có được, cũng như biết cách phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ, đặc biệt là Techcombank có cơ hội ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên do gia nhập thị trường muộn, nên thị phần mà Techcombank hiện đang nắm giữ là còn khá là nhỏ bé: Tính đến thời điểm hiện tại số thẻ Techcombank phát hành ra đạt 320.000 thẻ, chiếm khoảng 4 % tổng số thẻ của toàn thị trường. Hiện tại sản phẩm thẻ đầu tiên của Techcombank: Thẻ ghi nợ nội địa F@st Access, sau đó có thêm F@st Access-I và năm 2007 mới có thêm thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Debit. Vì gia nhập thị trường muộn và ban đầu chỉ có thẻ ghi nợ - loại thẻ được các ngân hàng đi trước phát hành trước đó và đã có chỗ đứng trên thị trường lâu rồi – nên Techcombank phải chịu cạnh tranh với rất nhiều các ngân hàng khác như VCB, ACB, ICB, EAB, Sacombank … trong đó VCB vẫn luôn là ngân hàng đứng đầu về thị trường thẻ ghi nợ.

2.2.2.1 Các sản phẩm thẻ của Techcombank: *.F@stAcess *.F@stAcess

Kể từ ngày 15/12/2003, Techcombank chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess theo công văn số 0565/NHNN và số 00621/NHNN của Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Thẻ F@stAccess là loại thẻ thanh toán được sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam dựa vào số tiền có trên tài khoản của khách hàng mở tại Techcombank. Đây là loại thẻ trong nước duy nhất hiện nay có được các chức năng: Rút tiền và thanh toán (tính năng thông thường của thẻ), tính năng tiết kiệm trong thẻ F@stSaving và tính năng ứng trước tài khoản thanh toán thông qua sản phẩm F@stAdvance. Đặc biệt để tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc sử dụng thẻ, thẻ F@st Access chia ra làm ba hạng chính: Chuẩn, Vàng và Đặc biệt.

*F@stAccess-i

Vào tháng 02/2006, ngân hang đã cho ra mắt thẻ F@staccess-i. Đây là một loại thẻ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM -TECHCOMBANK (Trang 27)