Hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác 1.763 1.501 1.437 3.084 351 449 7

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỪ BẤT ỔN VĨ MÔ ĐẾN CON ĐƯỜNG TÁI CƠ CẤU pdf (Trang 38 - 82)

Tiếp nhận 4.055 4.540 5.768 7.196 8.363 6.519 7.916 Thanh toán 5.818 6.041 7.205 10.280 13.714 11.968 14.941

B. Tài khoản vốn và tài chính 2.753 3.087 3.088 17,730 12,341 6.755 6.201

6. Đầu tư trực tiếp 1.610 1.889 2.315 6.516 9.279 6.900 7.100

FDI vào Việt Nam 1.610 1.954 2.400 6.700 9.579 7.600 8.000

FDI của Việt Nam ra nước ngoài 0 65 85 184 300 700 900

6. Vay nợ trung và dài hạn 1.162 921 1.025 2.269 992 4.473 2.751

7. Vay nợ ngắn hạn -54 46 -30 79 1,971 256 1.043

8. Đầu tư danh mục 0 865 1.313 6.243 -578 -71 2.370

9. Tiết kiệm 35 -634 -1.535 2.623 677 -4.803 -7.063

C. Sai số -913 -396 1.398 -439 -1.045 -9.022

D. Cân bằng tổng thể 883 2.131 4.322 10,199 473 -8.875 -1.765

Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Diễn biến lạm phát và lĩnh vực chính sách tiền tệ, hệ thống ngân hàng

Trong những năm qua, độ sâu tài chính của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ (xem Bảng 1.9). Tỉ lệ cung tiền/GDP và tỉ lệ tiền gửi/GDP đều

tăng mạnh trong những năm trở lại đây.48 Trong khi đó, tỉ lệ tiền trong lưu thông trên tổng lượng tiền gửi giảm từ mức 28% năm 2006 xuống xấp xỉ 17,5% năm 2010. Điều này cho thấy tác động của yếu tố tiền tệ lên sản xuất đã lớn hơn và do vậy những điều hành chính sách của NHNN sẽ “nhạy” hơn.

Cung tiền và tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP của Việt Nam cũng ở vị trí tương đối cao so với các nước trong khu vực. Tỉ lệ tín dụng từ hệ thống ngân hàng trên GDP của nền kinh tế cũng tăng mạnh và đạt mức 123,01%, chỉ xếp sau Hồng Kông (167%) và Trung Quốc (145%) vào năm 2009. Tuy nhiên, vốn của nền kinh tế chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Điều này thể hiện ở sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ tín dụng từ ngân hàng/GDP hơn 123% trong khi tỉ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán/GDP năm 2010 chỉ xấp xỉ 35%49. Như vậy, có thể thấy hệ thống ngân hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở Việt Nam so với các nền kinh tế khác trong khu vực.

Bảng 1.9. Độ sâu tài chính của một số nước năm 2010

M2 (%GDP)(1) (1)

Tín dụng cho khu vực tư nhân (%GDP)

(2)

Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông/tiền gửi năm (%)

(3)Trung Quốc 182,3 131,08 20,1 Trung Quốc 182,3 131,08 20,1 Hong Kong 408,2 189,04 27,4 Hàn Quốc 141,59 100,84 8,9 Đài Loan 228 … 9,52 Indonesia 38,47 29,13 75,39 Malaysia 142,17 114,88 26,99 Philippines 47,83 29,58 55,16 Singapore 132,74 102,15 24,73 Thái Lan 116,56 116,67 … Việt Nam 140,8 124,97 17,47

Nguồn: (1), (3): ADB (2011), Key Indicator 2011 Database. (2): WB (2011), World Development Indicator Database. 48Tính toán dựa trên số liệu trong IMF (2010) cho thấy tổng phương tiện thanh toán M2/GDP tăng từ mức 94% năm 2006 lên mức 133% năm 2010; tỉ lệ tiền gửi/GDP cũng tăng tương ứng từ 78% lên mức 109,8%.

Phần này sẽ xét đến các nội dung liên quan như tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng nội địa và thay đổi trong tài sản nước ngoài ròng của toàn hệ thống trong mối liên hệ với một số biến số vĩ mô chính như lạm phát, tăng trưởng, lãi suất và tỉ giá.

Tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán và lạm phát

Theo nghiên cứu của IMF (2006), kể từ năm 2002, mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền và lạm phát ở Việt Nam ngày càng rõ rệt. Nếu như trong giai đoạn trước năm 2000, tốc độ tăng trưởng tiết kiệm và cầu tiền tăng tương ứng nên tiền tệ không thực sự là yếu tố chính gây ra lạm phát thì kể từ năm 2002, cho thấy mối quan hệ cùng chiều với độ trễ khoảng 12 tháng giữa cung tiền với tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam. Xét riêng giai đoạn từ 2006 đến nay, tăng trưởng tín dụng và cung tiền thể hiện mối tương quan cùng chiều lớn với lạm phát với độ trễ khoảng từ 5 đến 12 tháng50 (xem Hình 1.16). Tăng trưởng cung tiền trong giai đoạn này đi kèm với lượng tín dụng toàn nền kinh tế tăng mạnh. Do bản chất nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa trên vốn đầu tư, tăng trưởng tín dụng trong những năm qua là một trong số những yếu tố được thúc đẩy mạnh nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Hình 1.16. Tốc độ tăng cung tiền, tín dụng và lạm phát của Việt Nam, 2006-2011

Nguồn: CEIC. 50Theo nghiên cứu của IMF năm 2006, độ trễ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và lạm phát là 12 tháng, tuy nhiên với điều kiện các yếu tố như kỳ vọng lạm phát, các yếu tố cơ cấu của khu vực tiền tệ thay đổi cũng có thể tác động khiến cho độ trễ này thay đổi.

Chính sách tiền tệ mở rộng cùng tăng trưởng tín dụng trong thời gian dài nhưng đầu tư lại kém hiệu quả cùng với dòng tín dụng chảy vào các thị trường tài sản đã khiến lạm phát gia tăng nhanh chóng trở lại, đặc biệt là cuối năm 2010, và tăng tốc rất mạnh vào những tháng đầu năm 2011. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này có thể được coi là một chỉ số dẫn báo lạm phát của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ở cùng thời điểm, động thái điều chỉnh giá một số mặt hàng và điều chỉnh mạnh tỉ giá cũng được song song thực hiện. Giá điện, nước tiếp tục được điều chỉnh tăng trong khi giá xăng dầu cũng có những thay đổi linh hoạt hơn theo chiều biến động của giá thế giới, đi kèm với tỉ giá tăng khiến giá nhập khẩu các yếu tố đầu vào gia tăng, tạo sức ép chi phí đẩy đến lạm phát trong những tháng đầu năm 2011. Đặc biệt tháng 4/2011, CPI đã tăng 3,5% so với tháng trước và là mức lạm phát cao nhất trong cùng kì kể từ năm 1995.

Hình 1.17. Lạm phát theo tháng 2009-2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Trước bối cảnh lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ đã được kiên định theo Nghị quyết 11 như đã đề cập với mục tiêu thắt chặt thể hiện ở việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng ở mức dưới 12% và tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 16%. Các mức lãi suất chính sách cũng đều được điều chỉnh tăng tương ứng, lãi suất cơ bản được điều chỉnh lên 9% kể từ tháng 11/2010,

lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh lên 11% vào tháng 2/2011, 12% vào tháng 3, 13% vào tháng 4, và 14% vào tháng 5, trong khi đó lãi suất tái chiết khấu cũng được điều chỉnh từ mức 7% lên 12% vào tháng 3 và 13% vào tháng 5. Đồng thời, tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ cũng tăng 1% vào tháng 6/2011. Bên cạnh đó, để đảm bảo lãi suất phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, NHNN cũng đặt ra mức lãi suất trần huy động tiền gửi trong nền kinh tế là 14%. Tuy vậy, khi nhìn vào tác động tới các ngân hàng thương mại, có thể thấy thực chất trần lãi suất huy động đã khiến lãi suất thực trong năm qua ở mức thấp, thậm chí âm. Điều này làm giảm động cơ gửi tiền của người dân vào hệ thống ngân hàng, giảm lượng tiền gửi, hay nói cách khác tạo thành một kênh nữa thắt chặt tiền tệ bên cạnh các động thái thắt chặt tiền tệ khác.

Kể từ tháng 9/2011, các biện pháp thắt chặt tiền tệ đã phát huy tác dụng, tín dụng cả năm tăng trưởng ở mức thấp đột ngột so với những năm trước, chỉ đạt khoảng 11-13%, thấp hơn so với mức hạn chế ở 15%, và chỉ số giá tiêu dùng (theo tháng) đã giảm sau nhiều tháng tăng nhanh liên tiếp (xem Hình 1.17). Tuy nhiên, lạm phát cả năm 2011 vẫn đứng ở mức cao là 18,13%, trong khi lạm phát các nước khác trong khu vực đều ở mức một con số, cho thấy, mặc dù lạm phát trong năm qua do nhiều nguyên nhân khách quan mà nhiều quốc gia cùng gặp phải như giá cả hàng hóa tăng trên thị trường thế giới song nguyên nhân chủ quan vẫn là từ chính sách trong nước, đặc biệt là chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh trong những năm trước đây.

Thay đổi trong dự trữ tài sản ròng nước ngoài, tỉ giá và lạm phát

Xét đến mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và khu vực tiền tệ51, có thể thấy bất cứ thay đổi nào trong cán cân thanh toán gây ra sự thay đổi trong lượng tài sản nước ngoài ròng cũng góp phần làm thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế52. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn

51Đẳng thức trong cân bằng tài khoản của khu vực tiền tệ là: M2 = NFA + NDA, trong đó: M2 là cung tiền rộng; NFA là lượng tài sản nước ngoài ròng; NDA là tài sản trong nước ròng, bao gồm có tín dụng nội địa và các tài khoản khác.

52Cụ thể hơn chủ yếu là lượng ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai và hoạt động đầu tư trong nền kinh tế thay đổi dẫn tới cung tiền trong nền kinh tế cũng thay đổi theo.

trước tháng 9/2009 tài sản ròng nước ngoài đã gia tăng mạnh nhờ các luồng vốn tài trợ lớn dù thâm hụt thương mại đã tăng đáng kể. Nếu trong chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi, sự gia tăng trong tài sản nước ngoài ròng này sẽ tác động lên tỉ giá làm nội tệ lên giá, điều chỉnh lượng cung tiền tăng vừa phải. Tuy nhiên, trong chế độ tỉ giá hối đoái thiên về cố định như Việt Nam việc NHNN duy trì tỉ giá trong khi lượng tài sản tăng khiến cho cung tiền trong nước tăng nhanh hơn. Nhất là trong khoảng từ cuối năm 2006 cho đến đầu năm 2009, cung tiền trong nền kinh tế luôn được tài trợ bởi những luồng vốn nước ngoài đổ vào khi triển vọng kinh tế Việt Nam được đánh giá cao.

Hình 1.18. Khảo sát tiền tệ của Việt Nam, 2001-2011

Nguồn: CEIC.

Trong giai đoạn kể từ khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh. Đi kèm với đó, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2008 và 2009 trở nên trầm trọng hơn, chỉ giảm nhẹ trong năm 2010 và năm 2011. Về lý thuyết, sự sụt giảm trong tài sản nước ngoài ròng sẽ dẫn tới sụt giảm trong cung tiền. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong tài sản nước ngoài này cũng đồng thời gây áp lực lên tỉ giá, thực tế cho thấy đồng Việt Nam trong giai đoạn này chịu sức ép mất giá rất lớn. Do vậy, động thái phá giá mạnh đồng VND (9,3%) do không còn khả năng neo tỉ giá của NHNN vào tháng 2/2011 đã khiến việc sụt giảm tài sản nước ngoài ròng không những khó tạo

tác động thu hẹp cung tiền, giảm lạm phát mà còn hỗ trợ lạm phát tăng khi đồng Việt Nam mất giá. Với lịch sử lạm phát của Việt Nam chịu tác động mạnh của yếu tố tâm lý cũng như tỉ trọng hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất còn lớn, tỉ giá tăng vì bất kì nguyên nhân nào, do cầu ngoại tệ tăng hay cung tài sản nước ròng giảm cũng dễ khiến niềm tin vào tiền đồng giảm, cầu đầu cơ vào các tài sản như vàng và ngoại tệ trong nước tăng, đồng thời khiến mặt bằng giá hàng hóa cao hơn khi giá nguyên liệu đầu vào tăng và đẩy vòng xoáy lạm phát tỉ giá tiếp diễn.

Tuy nhiên, sau quyết định phá giá đồng tiền cùng với một loạt chính sách tiền tệ thắt chặt tín dụng và quản lý ngoại hối chặt chẽ như đã đề cập trong năm 2011, tỉ giá đã được duy trì khá ổn định, lạm phát những tháng cuối năm cũng đã giảm tốc, và kể từ giữa năm 2011 thì dự trữ ngoại hối của NHNN cũng đã tăng nhờ vào thâm hụt thương mại giảm. Mặc dù vậy, tổng tài sản nước ngoài ròng của toàn hệ thống ngân hàng vẫn giữ xu hướng giảm, chủ yếu do tài sản nước ngoài ròng của các ngân hàng thương mại vẫn âm kéo dài kể từ giữa năm 2010 đến nay. Trong thời gian tới, nếu NHNN muốn củng cố khả năng giữ giá tiền đồng, nâng cao năng lực các công cụ chính sách và ổn định tâm lý người dân thông qua huy động thêm dự trữ ngoại hối từ khu vực trong nước cũng có thể gặp khó khăn do lượng tài sản này đã sụt giảm mạnh trong thời gian qua chứ không còn dồi dào như giai đoạn trước năm 2010 hoặc những tháng đầu năm 2011 (Hình 1.19).

Hình 1.19. Tài sản nước ngoài ròng trong hệ thống ngân hàng, 2001-2011

Hệ thống ngân hàng thương mại

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2011 và sang đầu năm 2012 phải đối diện với các vấn đề lớn đe dọa đến tính ổn định của toàn hệ thống bao gồm: (i) thanh khoản kém, (ii) sai lệch kép ở cả cơ cấu thời hạn và cơ cấu đồng tiền; và (iii) tỉ lệ nợ xấu cao.

Thanh khoản kém

Một trong số những chỉ số phản ánh rủi ro thanh khoản là lượng vốn huy động được giảm trong khi chỉ số tín dụng trên tổng huy động lại tăng. Xét số liệu theo từng tháng, có thể thấy tỉ lệ tín dụng trên tổng số huy động tiền gửi trong những năm từ 2006 đến nay đã gia tăng mạnh mẽ (Hình 1.20). Những con số này cho thấy tính rủi ro trong tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng mạnh trong ba năm trở lại đây, nhất là vào những tháng đầu năm 2011. Trong bốn tháng đầu năm, lượng tín dụng tăng 5,1% trong khi huy động vốn hầu như không tăng, dẫn tới chỉ số tín dụng trên vốn huy động đat mức khá cao (131%), hàm chứa nhiều rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Mặc dù trong thông tư 13 có hiệu lực từ tháng 10/2010 đã có những quy định về tỉ lệ cấp tín dụng trên tổng huy động đối với các ngân hàng là 80%, đối với các tổ chức tín dụng khác là 85% song các tổ chức tín dụng đã không thực hiện được và cũng không có chế tài nào xử lý nghiêm minh các tổ chức này.

Hình 1.20. Tỉ lệ tín dụng trên tổng huy động giai đoạn 2001-2011

Trong khi đó, so sánh với các nước khác trong khu vực thì tỉ lệ tín dụng trên huy động của Việt Nam hiện tại là cao nhất53 (xem Hình 1.21). Năm 2009, Việt Nam là nước có tỉ lệ cho vay/huy động tiền gửi trong khu vực cao thứ hai, xấp xỉ Hàn Quốc, và cho đến năm 2010 thì con số này tăng cao đột biến lên trên 131%, cách khá xa so với mức trung bình dưới 80% của các nước khác trong khu vực. Như vậy có thể nhận thấy hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các quốc gia khác và dễ bị tổn thương hơn nếu như cùng chịu tác động các cú sốc kinh tế từ bên ngoài.

Hình 1.21. Tỉ lệ cho vay/huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng các nước, 2009 - 2010

Nguồn: BMI (2011).

Khó khăn thanh khoản không chỉ được thể hiện qua con số về tỉ lệ tín dụng trên tổng huy động mà còn biểu hiện thông qua lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Thanh khoản kém trong hệ thống ngân hàng khiến các ngân hàng phải đi vay để tài trợ cho các khoản tín dụng, từ đó, cùng với chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thắt chặt và mức lạm phát cao đã đẩy mặt bằng lãi suất, cả lãi suất huy động và cho vay lên rất cao. Hơn nữa trần lãi suất cho vay được thả trong khi áp đặt trần lãi suất huy động càng đẩy tỉ lệ tín dụng trên tổng huy động lên

53Nếu như quy định về tỉ lệ an toàn tín dụng/tổng huy động như một chỉ số đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng ở nhiều nước được đặt ra là phải ở mức dưới 110% và các quốc gia đang cố gắng đưa tỉ lệ này về mức dưới 100% như ở Hàn Quốc hoặc Indonesia thì cho đến

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỪ BẤT ỔN VĨ MÔ ĐẾN CON ĐƯỜNG TÁI CƠ CẤU pdf (Trang 38 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)