THU GOM CHẤT THẢI RẮN TỪ TRONG NHÀ Ở (THU GOM SƠ CẤP)

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn (Trang 25 - 27)

Trong hệ thống này, các hộ gia đình có thể tham gia hoặc không cần tham gia vào quá trình thu gom. Những người thu gom rác sẽđi vào từng nhà (sân hay vườn), mang thùng rác ra đổ vào xe của họ và sau đó trả về chổ cũ. Hệ thống này chủ yếu chi phí cho nhân công lao động vì mất nhiều thời gian vào ra từng căn nhà và từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, ở những nước có thu nhập thấp - lao động thường khá rẻ nên hình thức này tương đối tốt.

Một dạng khác của hình thức này là những người thu gom rung chuông hay gõ cữa từng nhà và đợi chủ nhà mang rác ra cửa. thường thì những chiếc xe chở rác củng có đủ tiếng động để các cư dân biết và sẵn sàng với thùng rác của họ. Điều này về một vài điểm nào đó, tương tự như

những hệ thống thu gom cơ bản đã được trình bày ở trên.

Trong phạm vi cuốn sách, thuật ngữ "nhà ở thấp tầng" được sử dụng tương đối với những ngôi nhà có số tầng nhỏ hơn 4. thuật ngữ " nhà ở cao tầng" được sử dụng đối với những ngôi nhà có số tầng lớn hơn 7. Đối với những nhà có số tầng từ 4-7 thì được xem là những nhà có độ cao

trung bình. Việc thu gom tại chổ là toàn bộ những hoạt động có liên quan tới thu gom chất thải rắn tới khi chúng lưu giữ trong các côngtenơ trước khi được vận chuyển bằng các phương tiện thu gom ở bên ngoài. Nguồn nhân công và thiết bị thu gom tại chổđược trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chổ

Nguồn phát sinh rác thải Người chịu trách nhiệm Thiết bị thu gom 1. Từ các khu dân cư

- Nhà ở thấp tầng - Nhà trung bình

- Nhà cao tầng

- Dân cư tại khu vực, người làm thuê.

- Người làm thuê, nhân viên phục vụ của khu nhà, dịch vụ

của các công ty vệ sinh.

- Người làm thuê, nhân viên phục vụ của khu nhà, dịch vụ của các công ty vệ sinh. - Các đồ dùng thu gom tại nhà, các xe gom. - Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom, các băng chuyền chạy bằng khí nén. - Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom, các băng chuyền chạy bằng khí nén. 2. Các khu vực kinh doanh, thương mại Nhân viên, dịch vụ của các công ty vệ sinh. Các loại xe thu gom có bánh lăn, các côngtenơ lưu giữ, các thang nâng hoặc băng chuyền.

3. Các khu công nghiệp Nhân viên, dịch vụ của các công ty vệ sinh. Các loại xe thu gom có bánh lăn, các côngtenơ lưu giữ, các thang nâng hoặc băng chuyền. 4. Các khu sinh hoạt ngoài trời (quảng trường, công viên …)

Chủ nhân của khu vực hoặc các công ty công viên, cây xanh.

Các thùng lưu giữ có mái che hoặc nắp đậy.

5. Các trạm xử lý nước thải

Các nhân viên vận hành trạm Các loại băng chuyền khác nhau và các thiết bị.

6. Các khu nông nghiệp Chủ nhân của khu vực hoặc công nhân.

Tùy thuộc vào trang bị của từng

3.1.1. Thu gom từ các nhà ở thấp tầng

Người nhà hoặc người thuê có nhiệm vụ quét dọn và gom rác vào thùn chứa hay các túi đựng bằng nhựa. Việc tập trung và thu gom chất thải ở các khu nhà này thường là ít nhất 1lần/ngày,

đặc biệt đối với các khu nhà ổ chuột có thu nhập thấp bởi vì ở những khu này có mật độ dân cư

tương đối chen chúc hơn những khu nhà ở bình thường. Lượng rác tạp thành thường dao động nhiều và có khả năng tái chế. Lưu ý rằng lượng chất thải rắn theo đầu người trong năm sẽ rất ít ở

những nơi thực hiện tuần hoàn dùng lại các loại chất thải (thủy tinh, giấy, kim loại …) 3.1.2. Thu gom từ các nhà ở trung và cao tầng

Đối với nhà ở loại này, mỗi căn hộ phải có người thu dọn hoặc gom rác để đưa xuống tầng dưới cùng để đổ vào bể chứa. Tiến bộ hơn, người ta áp dụng công nghệ gom rác chủ yếu bằng các ống đứng. Các ống đứng thải rác thường có tiết diện tròn hay chữ nhật, xây bằng thép, bê tông hoặc gạch. Đường kính 300 - 900mm, trung bình 500 - 600mm. Sơ đồ thu gom rác thải từ

nhà trung, cao tầng được thể hiện ở hình 3.1.

Chi tiết hệ thống thu gom từ các tầng được biểu thị ở hình 3.2.

Những yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét khi xây dựng một dịch vụ thu gom sơ cấp bao gồm:

- Cấu trúc hành chính và quản lý đối với dịch vụ; - Các tiêu chuẩn của dịch vụ sẽđược đưa ra;

- Cơ quan chịu trách nhiệm thu gom (chính quyền thành phố, xí nghiệp, cơ quan trong thành phố, những người nhặt rác, các gia đình);

- Địa điểm thu gom (từ các gia đình, từ lềđường, từ bãi rác công cộng); - Loại xe thu gom sẽđược sử dụng;

- Liệu sự phân loại tại nguồn các vật liệu dùng lại có khả năng kinh tế không và cần phải được cho phép?

- Tần suất thu gom.

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)