Bùn nuôi cấy ban đầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu quả xử lý nước thải (Trang 37 - 39)

Bùn nuôi cấy ban đầu phải có độ hoạt tính methane. Độ hoạt tính methane càng cao thì thời gian khởi động càng ngắn. Bùn hạt hoặc bùn lấy từ 1 bể kị khí là tốt nhất. Ngoài ra, có thể sử dụng bùn chứa nhiều chất hữu cơ như bùn từ bể tự hoại, phân gia súc hoặc phân chuồng. Một số loại bùn có thể sử dụng trong cột UASB được trình bày trong Bảng 2.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ UASB

--- 29 ---

STT Loại bùn Hoạt tính methane (kgCH4-COD/kgVSS) Hàm lượng VSS (kg/m3) 1 Bùn hạt 0.80 – 1.50 15 – 35 2 Bùn từ các bể kị khí khác 0.40 – 1.20 10 – 25 3 Bùn cống rãnh 0.02 – 0.10 8 – 20 4 Phân chuồng 0.02 – 0.08 20 – 80 5 Bùn bể tự hoại 0.01 – 0.02 15 – 50 6 Phân bò tươi 0.001 – 0.006 30 – 100 7 Phân gia súc khác 0.001 – 0.004 30 - 100

Bảng 2. Các loại bùn nuôi cấy ban đầu cho bể xử lý kị khí

Nồng độ bùn cung cấp ban đầu cho bể UASB tối thiểu là 10kg VSS/m3. Lượng bùn cho vào bể không nên nhiều hơn 60% thể tích bể.

Khi không có bùn nuôi cấy tốt, ở giai đoạn khởi động phải hết sức cẩn thận, đặc biệt lưu ý vận tốc nước đi lên. Nếu vận tốc quá lớn, bùn trong bể sẽ bị cuốn trôi ra ngoài.

Bể phải khởi động ở tải trọng thấp hoặc nồng độ COD thấp. Khi bể hoạt động cần theo dõi lượng khí sinh học sinh ra, hiệu quả xử lý hoặc chất lượng nước đầu ra. Chỉ tăng tải trọng khi mọi thứ hoạt động tốt và không có một trở ngại nào.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ UASB

--- 30 --- Khi có loại bùn nuôi cấy tốt, bể UASB có thể vận hành ở tải trọng 3kg COD/m3/ngày và thời gian lưu nước khoảng 24 giờ.

Ở giai đoạn này cần tạo điều kiện cho vi khuẩn methane phát triển do bùn nuôi cấy ban đầu thường có rất ít lượng vi khuẩn. Vì vậy, giai đoạn khởi động thường mất rất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu quả xử lý nước thải (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)