Cấu trúc phần cứng chính:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810 (Trang 38 - 44)

IOG có các phần cơ bản sau:

· Các Bus RP giao tiếp giữa IOG và CP.

· Bộ xử lý với phần mềm cần thiết để điều khiển các bộ phận khác, chuẩn đoán lỗi và truyền tín hiệu đến CP.

· Có các thiết bị nhớ ngoài.

· Trao đổi dữ liệu trên đường data link (tốc độ thấp và cao) theo hai phương thức đồng bộ và bất đồng bộ.

· Có thiết bị đầu cuối để giao tiếp người và máy. · Xuất cảnh báo ra thiết bị ngoài.

· Board nguồn: Cung cấp nguồn cho tất cả các board mạch trong subrack bằng mặt sau với nguồn vào là 48V, nguồn ra là +5 và +/-12 V.

Hình 2.9: Cấu trúc phần cứng của IOG 20 C.

2.2.3.Các phân hệ trong IOG 20C

Trong IOG 20 C có thể phân ra các hệ thống nhỏ hơn như sau: 2.2.3.1.SPS (hệ thống xử lý hỗ trợ):

Phần cứng SPS gồm có các phần cơ bản sau:

Bộ xử lý hỗ trợ SP (Support Processor):Bộ xử lý hỗ trợ trong IOG 20 là bộ vi xử

lý Motorola 68060, được gọi là CPU60 với dung lượng nhớ 32 MB. Trong IOG thì SP, môi trường File và phần giao tiếp với CP hình thành một node, hai node hình thành một SPG. IOG 20 gồm hai SP được nối với nhau bằng bus liên kết ICB, đây là bus Ethernet, CPU60 giao tiếp với bus Ethernet bằng mặt trước, giao tiếp với bus SCSI-2, bus VME và nguồn bằng mặt sau, và bus RP được gọi là đường dữ liệu. Mỗi SP được

gọi là một node, kết nối logic giữa CP và SP thông qua RPV(hoặc RPV2). CPU60 có hai cổng RS232 ở mặt trước để nối với đầu cuối vào ra, cổng này giao tiếp tốc độ 4800baud.

RPV hay RPV2:là bộ phận giao tiếp giữa RP bus và SP. Nó truyền và nhận bản tin từ CP. RPV chuyển đổi giao tiếp bus RP song song tới Bus VME (Versa Module Eurocard). RPV2 chuyển đổi giao tiếp bus RP nối tiếp tới Bus VME. Board này giao tiếp với bus RP nối tiếp ở mặt trước và giao tiếp với bộ nguồn với bus VME ở mặt sau.

VSA: VME to SCSI-2 Adapter là board chuyển đổi bus VME thành bus SCSI-2

riêng biệt dùng để giao tiếp với ổ đĩa quang.

Hình 2.10: Các hệ thống con của IOG 20C.

Các phân hệ khác trong CP Các tập tin In ra Đọc Ghi Lệnh Cảnh báo FMS Xử lý tập tin SPS Giám sát MCS Lệnh, cảnh báo in ra CP-PS giao tiếp SPS FMS Xử lý truy nhập tập tin MCS Lệnh,cảnh báo in ra DCS Giao tiếp mạng SPS Giám sát hệ thống Cảnh báo ngoài Bảng cảnh báo

OD FD HD Dầu cuối đường truyền DL SP

2.2.3.2.MCS (hệ thống giao tiếp người và máy):

Phần cứng của MCS là giao diện cảnh báo gồm có hai board: ALCPU và ALEXP.

·ALCPU(Alarm Central Processor Unit) là board giao diện cảnh báo, nó có hai cổng V.24 giao tiếp với LUM và quạt gió, kết nối với nguồn và bus VME ở mặt sau.là board xử lý trong hệ thống cảnh báo, nó có các chức năng điều khiển như:

Ø Truyền cảnh báo ra hệ thống bên ngoài.

Ø Nhận cảnh báo ngoài từ tổng đài qua vùng kết nối cảnh báo EXRANG 20. Ø Giao tiếp V.24 (2400 baud) với host (SP hoặc RP/EMRP).

Ø Giao tiếp V.24 (2400 baud) với quạt.

Ø Kết nối với board ALEXP ở mặt sau và điều khiển màn hình cảnh báo.

·ALEXP(Alarm Expansion) là board mở rộng trong hệ thống cảnh báo

của IOG 20, được điều khiển bởi ALCPU qua mặt sau. Board này có một giao diện từ 1 đến 4 bảng cảnh báo (ALD 1 đến ALD 4).

·Ngoài ra còn có các thiết bị đầu cuối giao tiếp giữa người và máy như PC , máy in, bảng cảnh báo…

2.2.3.3.FMS (hệ thống quản lý File):

Ổ đĩa cứng HD: IOG 20 C chỉ có một ổ đĩa cứng mỗi node, dung lượng là 2 hoặc 4 Gb, đĩa cứng lưu giữ nhiều loại thông tin khác nhau: phần mềm sao lưu trong chuyển mạch AXE, dữ liệu trao đổi giữa CP và SP, dữ liệu tính cước và thống kê. Bộ xử lý trung tâm có thể tải dữ liệu từ hai nguồn: bộ nhớ thứ cấp hoặc từ đĩa cứng. Đĩa cứng kết nối với SP nhờ bus SCSI-2.

Ổ đĩa quang OD: Là đơn vị nhớ tập trung có thể đọc, ghi và ghi lại được.OD chủ yếu được dùng cho việc sao lưu CP và SP, dữ liệu thống kê và tính cước. Có hai loại đĩa 5 ¼ inch (dung lượng lưu giữ là 2x325MB hoặc 2x650MB) và 3 ½ inch (dung lượng 1x640MB). Tuy nhiên IOG 20 C chỉ dùng loại OD 3 ½ inch, ổ đĩa quang kết nối đến SP qua giao tiếp VSA thông qua bus SCSI-2 và VME.

Ổ đĩa mềm FD: là loại đĩa thông dụng có kích thước 3 1/2inche , có dung lượng

1.44Mbyte.

2.2.3.4.DCS (hệ thống giao tiếp dữ liệu):

Card LUM:Các cổng IO trên các card LUM để kết nối ra thiết bị ngoài, mỗi card có 4 cổng (4 board mạch nhỏ giao tiếp gắn trên card LUM).Mỗi cổng có chức năng riêng:

· Cổng 1:là cổng T-Ethernet kết nối mạng Lan nối với máy tính điều khiển. · Cổng 2: là cổng G.703 E1 (2Mb/s), cổng để nối với bảng cảnh báo.

· Cổng 3: là cổng G.703 E0 (64Kb/s),cổng CPT Port để kết nối với mặt kia của CP(CP dự phòng), tức là nối với PTB test bus.

· Cổng 4:là cổng kết nối với giao diện V.24/V.28/V.35/V.36/X.21.

Hình 2.11: Các cổng truy xuất của card LUM.

Các đèn Led chỉ thị:

· Led Run: sáng xanh thì hoạt động bình thường, sáng đỏ bị treo.

· Led BM: nhấp nháy đỏ thì hoạt động bình thường, đèn tắt là card chưa định nghĩa hoặc khóa nhân công.

Card RPV2: Board giao tiếp với RP Bus nối tiếp ở mặt trước, mặt lưng là giao

tiếp theo bus VME và nguồn. Đèn SYS OK sáng xanh thì hoạt động bình thường, đèn SERV sáng vàng đang update phần mềm bình thường tắt, đèn Term Pow sáng xanh hoạt động bình thường.

Card VSA: Board chuyển đổi VME bus thành SCSI-2 bus, kết nối ở mặt board lưng.

Card ALCPU: Board giao tiếp cảnh báo, có 2 port V.24, giao tiếp với LUM và

fan.

Card ALEXP: Có 4 cổng ra bảng hiển thị cảnh báo ngoài(đây là tham số tùy

chọn với giao thức TCP/IP), được điều khiển bởi ALCPU như sau: · Cổng 5000 hay 23: cảnh báo sẽ không xuất ra ở cổng này. · Cổng 5001: cảnh báo sẽ xuất ra ở cổng này.

· Cổng 5010: cho phép gán giá trị cổng NVT khi truy nhập và cảnh báo sẽ không xuất ra ở cổng này.

· Cổng 5011: cho phép gán giá trị cổng NVT khi truy nhập và cảnh báo sẽ được xuất ra ở cổng này.

Giá trị NVT được chia thành 2 dải:0-127 dùng để nhận dữ liệu từ tổng đài, không cho phép vào lệnh. 128-998 dùng như cổng bình thường.

2.2.4.Giao tiếp cảnh báo hệ thống

Cảnh báo được phát ra khi xảy ra lỗi bên trong hệ thống hay tình trạng bất thường từ bên ngoài ảnh hưởng đến chức năng hệ thống. Cảnh báo được phân loại theo chức năng thể hiện bởi vị trí đèn theo chiều ngang trên phiến cảnh báo như sau:

· APT: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng ứng dụng. · APZ: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng điều khiển. · POWER: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng cấp nguồn. · EXT: cảnh báo từ các hệ thống kết nối bên ngoài.

· OBS: cảnh báo về trạng thái không bình thường trong hệ thống do lệnh tác động. Cảnh báo còn được phân loại theo cấp độ nghiêm trọng thể hiện bởi vị trí đèn theo chiều đứng như sau:

· A1: cảnh báo tự phát ở cấp độ rất nghiêm trọng · A2: cảnh báo tự phát ở cấp độ nghiêm trọng. · A3: cảnh báo tự phát ở cấp độ ít nghiêm trọng. · O1: cảnh báo do tác động ở cấp độ nghiêm trọng. · O2: cảnh báo do tác động ở cấp độ ít nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810 (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)