Sơ đồ chân tín hiệu.

Một phần của tài liệu Tổng quan các giao diện trong máy tính PC (Trang 51 - 55)

THIẾT KẾ GIAO DIỆN USB (PC) SỬ DỤNG CHIP FT245BM

3.4Sơ đồ chân tín hiệu.

Chức năng cụ thể của các chân tín hiệu FT245BM:

• Nhóm chân dữ liệu:

Chân Tín hiệu Vào – Ra Chức năng

25 D0 I/O Bit dữ liệu FIFO 0

24 D1 I/O Bit dữ liệu FIFO 1

23 D2 I/O Bit dữ liệu FIFO 2

22 D3 I/O Bit dữ liệu FIFO 3

21 D4 I/O Bit dữ liệu FIFO 4

20 D5 I/O Bit dữ liệu FIFO 5

19 D6 I/O Bit dữ liệu FIFO 6

18 D7 I/O Bit dữ liệu FIFO 7

• Nhóm chân điều khiển giao diện FIFO: Chân Tín hiệu Vào – Ra Chức năng 16 RD# IN

Ở mức thấp cho phép byte dữ liệu FIFO xuất ra tại D0..D7. Đưa byte dữ liệu FIFO tiếp theo (nếu có) từ bộ đệm thu FIFO ra khi chân RD# từ mức thấp lên mức cao. (Chú ý 1)

15 WR IN Ghi byte dữ liệu vào bộ đệm phát khi chân WR từ mức cao xuống mức thấp. (Chú ý 1)

14 TXE# OUT

Ở mức cao, không cho phép ghi dữ liệu vào FIFO. Khi ở mức thấp thì dữ liệu có thể được ghi vào FIFO bằng cách chốt chân WR từ cao xuống thấp. (Chú ý 2)

12 RXF# OUT

Khi ở mức cao, không cho phép đọc dữ liệu từ FIFO. Khi ở mức thấp, dữ liệu nếu có ở FIFO có thể đọc ra bằng cách chốt chân RD# từ thấp lên cao lần nữa. (Chú ý 2)

• Nhóm chân giao diện USB:

Chân Tín hiệu Vào – Ra Chức năng

7 USBDP I/O Chân tín hiệu D+ của USB (yêu cầu có trở 1.5k ở chân 3.3V OUT hoặc RSTOUT#).

8 USBDM I/O Chân tín hiệu D- của USB.

• Nhóm chân giao diện của EEPROM:

Chân Tín hiệu Vào – Ra Chức năng

32 EECS I/O

Chọn chíp EEPROM. ở 48Mhz quá trình làm việc nối EECS xuống GND bằng một điện trở 10K. Ở 6Mhz thì không cần điện trở. Chân này là dạng 3 trạng thái, nhưng ở mức cao sử dụng

1 EESK OUT Đồng hồ tín hiệu cho EEPROM. Là cổng 3 trạng thái khi thiết bị reset hoặc điều khiển ra.

2 EEDAT

A I/O

Dữ liệu vào-ra của EEPROM. Được nối trực tiếp với Data-In của EEPROM và nối với Data- Out của EEPROM thông qua điện trở 2.2k. Data-Out của EEPROM cũng được nối tới Vcc thông qua điện trở 10K. Nó trở thành 3 trạng thái khi thiết bị reset.

• Nhóm chân cấp nguồn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chân Tín hiệu Vào – Ra Chức năng

10 PWREN

# OUT

Xuống mức thấp sau khi thiết bị được định cấu hình qua USB, sau đó lên mức cao khi USB ngắt. Nó có thể được sử dụng để điều khiển nguồn cho thiết bị bên ngoài nhờ sử dụng khoá chuyển đổi mức Lôgic kênh P của MOSFET.

11 SI/WU IN

Tín hiệu Send Immediate/WakeUp phối hợp 2 chức năng trong cùng một chân. Nếu USB ở chế độ ngắt (PWREN# = 1) và chế độ “đánh thức từ xa” được tạo lập trong EEPROM, thì ở mức thấp chân này sẽ tác động vào thiết bị để yêu cầu khôi phục hoạt động trên USB bus. Thông thường nó có thể được sử dụng để kích hoạt chủ PC. Khi hoạt động bình thường (PWREN# = 0) nếu chân này chốt ở mức thấp thì bất cứ dữ liệu nào trong bộ đệm RX của thiết bị sẽ được gửi ra qua USB trong yêu cầu Bulk-IN tiếp theo từ bộ điều khiển mà không chú ý tới kích thước gói dữ liệu sắp tới. Nó có thể được sử dụng để tối ưu tốc độ truyền dữ liệu USB trong một vài ứng dụng. Đặt chân này lên mức cao nếu không sử dụng.

• Nhóm tín hiệu hỗn hợp:

Chân Tín hiệu Vào –

Ra Chức năng

4 RESET# IN

Có thể được sử dụng bởi một thiết bị bên ngoài để reset FT245BM. Nếu không cần thiết hãy nối nó với Vcc.

5 RSTOUT

# OUT

Từ đầu ra của bộ Reset Generator. ở mức trở kháng cao trong khoảng 2ms sau khi Vcc>3,5V và đồng hồ bên trong khởi động, sau đó giữ đầu ra của nó như đầu ra 3.3V của bộ điều chỉnh (3.3V LDO..). Đưa RESET xuống thấp sẽ làm cho RSTOUT# ở trở kháng cao. RSTOUT# không có hiệu lực khi Reset USB Bus.

27 XTIN IN

Là đầu vào của bộ tạo dao động 6Mhz. Chân này có thể được điều chỉnh bởi một đồng hồ 6Mhz bên ngoài nếu cần thiết. Chú ý là giới hạn chân này là Vcc/2, do vậy nếu điều chỉnh bằng một nguồn bên ngoài thì nguồn phải được điều khiển ở mức 5V CMOS hoặc nguồn xoay chiều với trung bình là Vcc/2.

28 XTOUT OUT

Là đầu ra của bộ dao động tinh thể 6Mhz. XTOUT ngừng dao động khi USB ngắt, do vậy cần phải thận trọng nếu sử dụng tín hiệu này để định thời cho thiết bị ngoài.

31 TEST IN Đặt các bộ phận trong IC ở chế độ test – Khi hoạt động bình thường thì phải nối với GND.

• Nhóm chân tín hiệu nguồn và đất:

Chân Tín hiệu Vào – Ra Chức năng

hợp. Chân này nên được ngăn với GND bằng một tụ điện gốm 33nF. Mục đích quan trọng nhất của nó là cấp nguồn bên trong 3.3V cho bộ thu phát USB và chân RSTOUT. Nó có thể cấp nguồn cho thiết bị ngoài với dòng điện nhỏ hơn 5mA nếu cần thiết.

3,26 VCC PWR

Cấp nguồn 4.4V tới 5.25V Vcc cho thiết bị lõi, giao diện LDO và các chân không thuộc giao diện FIFO.

13 VCCIO PWR

Cấp nguồn 3V tới 5.25V Vcc cho các chân giao diện FIFO 10..12, 14..16 và 18..25. Khi ghép với thiết bị ngoài 3.3V thì nối VCCIO với nguồn 3.3V của thiết bị ngoài, còn không thì kết nối với Vcc để điều khiển ra tại mức điện áp CMOS 5V.

9,17 GND PWR Chân đất.

30 AVCC PWR Nguồn tín hiệu Analog cho bộ nhân tần x8. 29 AGND PWR Chân đất Analog cho bộ nhân tần x8.

Chú ý 1: Ở chế độ vào, các chân này được nối tới VCCIO thông qua điện trở trong 200k. Chúng có thể được chương trình hoá để hạ xuống thấp một cách dễ dàng hơn khi USB bị ngắt (PWREN# = 1) bằng cách đặt chế độ cho EEPROM.

Chú ý 2: Khi thiết bị reset, các chân này là 3 trạng thái nhưng nối lên VCC thông qua điện trở 200K. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổng quan các giao diện trong máy tính PC (Trang 51 - 55)