Biểu đồ trình tự và các đoạn gộp

Một phần của tài liệu KIỂM CHỨNG CÀI ĐẶT BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC VỚI UML 2.0 (Trang 26 - 27)

1. 4 Cấu trúc khóa luận

3.1. Biểu đồ trình tự và các đoạn gộp

Trong một biểu đồ trình tự UML2.0, các đoạn gộp là một trong các thành phần quan trọng. Để xây dựng được máy trạng thái thì cần mô tả được đầy đủa các yếu tố này. Có 4 loại đoạn gộp hay được sử dụng là alt, opt, loop, break. Do đó, cần xây dựng cấu trúc dữ liệu để lưu trữ chúng.

Áp dụng phương pháp phân tích tài liệu XMI, các lớp mô tả khối gộp như sau.

Hình 4.1 Sơ đồ biểu diễn các thành phần khối gộp

Lớp CombinedFragment chịu trách nhiệm mô tả một đoạn gộp trong biểu đồ trình tự. Là một trong những thành phần quan trọng trong biểu đồ trình tự của UML2. Trong XMI một đoạn gộp được mô tả trong thành phần fragment với xmi:type="uml:CombinedFragment". Trong thành phần này, một đoạn gộp được mô tả bởi các thành phần như sau :

− Xmi.Id : cho biết id của đoạn gộp.

− Name : cho biết tên của đoạn gộp.

− interactionOperator : cho biết dạng của fragment là alt, loop,break hay opt … Ngoài ra các thành phần xmi.id và xmi.uuid có thể giúp chúng ta tình các message thuộc vào đoạn gộp bằng cách so sánh các id của đoạn gộp với các senEvent của message.Dưới

public class CombinedFragment {

String id;

Vector<Message> message;

public Message firstMessageAfterFragment;

////// }

Lớp Loop,opt,break các một lớp con của lớp CombinedFragment về cơ bản lớp này kế thừa các thành phần của lớp CombinedFragment. Chúng không có thêm thành phần nào. Để xác định chúng, trong quá trình phần tichs tài liệu XMI chúng ta so sánh thành phần interactionOperator để xác định.

Lớp Alt là một lớp con của lớp CombinedFragment, khác với 3 lớp con trên, đôi với alse chúng ta cần quan tâm đến các thành phấn khác của nó. Alt là một mô tả điểu kiện chọn có trên hai điều kiện, chúng ta phải mô tả được điều này.Vì lý do đó, ngoài các thành phần như lớp cha lớp Alt còn có các thành phần Dưới đây là mô tả về lớp Alt.

public class Alt extends CombinedFragment{

Vector<Message> ifMessage; Vector<Message> elseMessage; //}

Sau đó, máy trạng thái sẽ được sinh ra như phân tích ở chương 2.

Một phần của tài liệu KIỂM CHỨNG CÀI ĐẶT BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC VỚI UML 2.0 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w