Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 60 - 63)

Chính sách tiền tệ là nhạy cảm và tác động rõ lên thanh khoản của ngân hàng. Một ví dụ cho thấy điều này là ngày 13-2, NHNN thông báo sẽ phát hành 20,3 nghìn tỉ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 ngân hàng thương mại để nhằm giảm lạm phát. Đây có lẽ là quyết định gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, vốn đã thiếu thanh khoản từ cuối 2007.

Vào tháng 2-2008, khi NHNN áp đặt bán 20.000 tỉ đồng tín phiếu thì các ngân hàng chỉ có mấy tuần để thu khối lượng tiền rất lớn này (hơn 10% tổng tiền mặt đang lưu thông), trong khi lượng tiền mặt đang có trong hệ thống ngân hàng không còn nhiều. (Trước đó, các ngân hàng đã phải huy động thêm 10.000 tỉ đồng để bổ sung dự trữ bắt buộc, vừa tăng thêm 1%). Điều này đã gây ra hàng loạt tác dụng ngược.

Một là, hệ quả tức thời của việc này là các ngân hàng do không huy động kịp vốn nên phải vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tránh mất thanh

khoản, đẩy lãi suất VNIBOR lên rất cao. Việc NHNN hất chi phí rút tiền về phía các ngân hàng thương mại đã và đang gây thiệt hại cho các ngân hàng, vừa phải vay lãi suất cao để mua tín phiếu lãi suất thấp, vừa không đủ tiền để cho vay theo kế hoạch.

Hai là, mặc dù tiền mặt trong dân vẫn nhiều, nhưng khi hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt thì tín dụng cấp cho nền kinh tế cũng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên nhân là tiền mặt khi quay vòng trong hệ thống ngân hàng thì nó có thể tạo ra tín dụng lớn hơn nhiều (số nhân tiền tệ cao hơn) so với tiền nằm trong dân hay nằm trong két sắt của NHNN. (Số nhân tiền tệ của VN hiện nay là khoảng 4.1).

Hệ quả là một cuộc khủng hoảng thanh khoản ngắn hạn, nhiều ngân hàng phải ngừng cho vay, dẫn đến sự thiếu vốn đột ngột của doanh nghiệp, làm các dự án kinh doanh cần nhiều vốn (như bất động sản) bị đình đốn.

Từ đó, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cần phải được sử dụng một cách linh hoạt và cẩn trọng để không gây áp lực thanh khoản quá lớn lên các ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước. Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của Ngân hàng Nhà nước rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.

KẾT LUẬN

Bài viết của em đã phân tích tình hình quản lý thanh khoản của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong những năm gần đây. Bao gồm những lý luận chung về quản lý thanh khoản tại các ngân hàng thương mại, thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Công thường Việt Nam và qua đó, thấy được kết quả và những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý thanh khoản, để từ đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị mong muốn rằng qua đó ngân hàng sẽ giải quyết được những vấn đề đang gặp phải trong quản lý thanh khoản.

Chưa năm nào tình trạng thiếu hụt thanh khoản tại các ngân hàng thương mại lại trở nên gay gắt như năm 2008 vừa qua. Nên với chuyên đề này em hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé để việc quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam ngày càng an toàn và hiệu quả hơn.

Do nhiều hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm, nên chuyên đề không thể tránh khỏi các thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS Phan Thu Hà-PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2007), Giáo trình

Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội.

Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại.

Frederic S.Míhkin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

TS Nguyễn Văn Tiến chủ biên (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro

trong kinh doang ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Trần Việt Dũng (2004), Quản lý thanh khoản của ngân hàng thương mại,

Tạp chí ngân hàng 10/2004,.

TS Nguyễn Hữu Tài chủ biên (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền

tệ, NXB Thống kê

PGS.TS Nguyễn Duệ (2000), Quản trị ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Hà Nội

Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn (Basel I) và Hiệp ước mới về an toàn vốn (Basel II), Những thông lệ hợp lí về quản lý thanh khoản trong các tổ chức

ngân hàng.

Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo kết quả kinh doanh

(2005,2006,2007), Hà Nội

Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo ALCO tháng 6/2008, Hà Nội

Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo ALCO tháng 9/2008, Hà Nội

Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo ALCO tháng 12/2008, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w