0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hình 3.9 Mô hình trồng chè theo đường đồng mức Hình 3.10 Cây xanh được trồng theo đường đồng mức với cây lương thực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ CẢI TẠO ĐẤT GÒ ĐỒI TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG (Trang 34 -51 )

chậm dòng chảy của nước, đồng thời nó còn mang lại những lợi ích khác như: Lá cây họ đậu và cây bụi có thể làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò và dê. Đặc biệt khi mùa khô kéo dài, thức ăn gia súc khan hiếm thì nguồn thức ăn này rất hữu ích. Cây ở hàng rào còn cung cấp một nguồn củi tuyệt vời và còn cung cấp vật liệu cho xây dựng. Không những thế người nông dân không còn phải đi xa để lấy củi khi có nguồn gỗ củi dồi dào phát triển trên ruộng bậc thang gần nhà, ngoài ra củi thừa còn có thể bán lấy tiền chi tiêu vào việc khác. Ở những mô hình sử dụng đất trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng cần tận dụng luỗng phát các cây đó để che phủ đất và bón trực tiếp cho cây chính.

Mô hình trồng xen cỏ với rừng con

Qua khảo sát tại địa bàn nghiên cứu thì rừng còn nhỏ chưa có tán phủ mà rừng thương được trồng ở đất dốc cao nên sẽ bị xói mòn kho mưa về. Qua quá trình thực tiễn tôi đề xuất trồng xen cỏ hoặc một số cây họ đậu chịu được khô hạn như lạc dại, keo, sắn.

Hình 3.11 trồng xen cỏ với rừng con

3.7 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của việc canh tác đất

dốc của huyện Hà Quảng

Phân tích swot về các yếu tố sinh thái ở huyện Hà Quảng, qua tìm hiểu thực tế đã cho kết quả và được ghi nhận ở bảng 3.2 qua bảng cho ta thấy:

Bảng 3.2 Phân tích SWOT về các yếu tố sinh thái

Đất đai của huyện có diện tích canh tác lớn, có quỹ đất khá màu mỡ. Tuy nhiên, do địa hình nhiều đất dốc nên xói mòn rửa trôi đất xảy ra mạnh mẽ, đất bạc màu nhanh đang là một thách thức lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu ở địa phương. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện Hà Quảng có điều kiện phát triển nhiều loại cây trồng, tạo ra nhiều sản phẩm cây trồng khác nhau. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi thời tiết trở nên bất bình thường, hạn hán, mất mùa xảy ra thì việc xác lập một cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết hiện nay là một vấn đề cần quan tâm ở địa phương.

Nhân tố

Mạnh Yếu Cơ hội Thách thức

Đất đai Diện tích canh tác nhiều Nhiều đất dốc, đất gò đồi, - Trồng cây công nghiệp, trồng rừng - Đa dạng cây trồng

- Rửa trôi, xói mòn đất xảy ra mạnh. - Đất bị bạc màu nhanh Nguồn nước - Có sông, suối - Có 6 tháng mưa - Xa nguồn nước. - Lượng bốc hơi trong mùa khô cao.

Có điều kiện là thủy lợi, khoan giếng,

Nước ngầm và nước mặt ít, thiếu nước trong mùa khô

Khí hậu Thích hợp với nhiều loại cây trồng

Diễn biến phức tạp, hạn hán thường xảy ra.

Tạo ra nhiều sản phẩm cây trồng khác nhau

Bảng3.3 phân tích SWOT về các yếu tố kinh tế xã hội

Nhân tố Mạnh Yếu Cơ hội Nhân tố

Cơ sở hạ tầng được nhà nước

quan tâm Địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng còn thiếu

Có điều kiện chăm

sóc Phải mất nhiều thời gian mới có, đầu tư chưa đồng bộ

Vị trí địa lý Gần trung tâm tỉnh

Có điều kiện đầu tư phát triển

Rủi ro thiên tai, đi lại khó khăn

Thị trường Mua bán dễ Thông tin thị

trường còn hạn chế Có điều kiện đầu tư phát triển Thị trường không ổn định. Một số sản phẩm còn bị ép giá, tiêu thụ khó khăn Thu nhập Nhiều nguồn

thu

Thu nhập còn thấp Có điều kiện để cải thiện qua năng suất cây trồng và giá cả

Không ổn định mà còn năng suất thấp

Tập quán

truyền thống Còn giữ được nhiều kinh nghiêm của địa phương

Một số phương thức canh tác không hợp lý

Có các cơ quan ở

tại vùng hỗ trợ Canh tác theo kiểu bóc lột đất. hệ thống cây trồng kém bền vững

Lao động Nguồn lao động dồi dào

Trình độ dân trí thấp

Được học và đào tạo để nâng cao hiểu biết và sử dụng máy móc, áp dụng Lao động thủ công và kiến thức còn kém Vốn Một số hộ khá

giả không thiếu vốn

Đa số nhân dân còn thiếu vốn sản xuất

Có thể vay vốn để sản xuất

Không giám vay vốn vì sợ trả không được Chính sách Nhà nước và địa phương có chính sách hỗ trợ Một số hộ không tiếp cận và nắm bắt chính sách Có nhiều chính sách cho bà con sản xuất

Hiệu quả của các chính sách chưa cao

Phân tích SWOT về các yếu tố kinh tố và xã hội qua bảng 3.3 cho thấy: Do thị trường được lưu thông, nên hàng hóa ở huyện được mua bán dễ dàng. Các nông hộ ở đây có nguồn thu nhâp từ các sản phẩm trồng trọt và các nguồn lao động tại chỗ dồi

dào. Song hạn chế của địa phương là do địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng mặc dù đang được đầu tư nhưng còn thiếu. Thu nhập của các nông hộ còn thấp, các hộ còn thiếu vốn để sản xuất. trình độ dân trí thấp, nên việc tiếp thu kiến thức khoa học, kỹ thuật và các chính sách của nhà nước còn phần hạn chế. Để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì vấn đề đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, tăng cường thông tin giao lưu, hạn chế bị ép giá nông sản, tăng thu nhập cho nông hộ và nâng cao sự hiêu biết của bà con nông dân là một thách thức của địa phương hiện nay.

Bảng 3. 4bảng phân tích SWOT về các biện pháp kỹ thuật

Nhân tố Mạnh Yếu Cơ hội Nhân tố

Cơ cấu cây

trồng Đa dạng

Một số giống cây trồng năng

suất và chất lượng kém

Nhiều giống mới năng suất cao được bổ sung Bố trí chưa hợp lý, năng suất chưa cao Kỹ thuật canh tác Một số cây trồng đã có quy trình chăm sóc phù hợp Một số hộ chưa nắm được quy trình chăm sóc cây trồng và kỹ thuật canh tác trên dốc Các cơ quan nghiên cứu trường học,khuyến nông, khuyến lâm hỗ trợ Các biện pháp canh tác trên đất dốc chưa phù hợp với điều kiện của địa phương Khả năng thâm canh Một số hộ biêt sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý Đa số hộ dân không bón phân và phồng trừ sâu bênh cây trồng Sử dụng nguồn phân hữu cơ tại chỗ Đất ngày càng thoái hóa bạc màu vá sâu bệnh tăng Biện pháp bảo vệ đất Chọc lỗ bỏ hạt, trồng xen, trồng dày, canh tác theo đường đồng mức Đa số hộ không áp dụng biện pháp bảo vệ đất, do người dân chưa nắm kỹ thuật Được học tập và áp dụng trên thực tế Đất xói mòn và bạc màu nhanh, khả năng sản xuất của đất giảm Phân tích SWOT về các biện pháp kỹ thuật qua bảng 3.4 cho thấy những thách thức được đặt ra cần giải quyết và việc bố trí cây trồng ở địa phương còn chưa hợp lý, các biện pháp thâm canh còn hạn chế, biện pháp chống xói mòn trên đất dốc chưa được các hộ quan tâm, vì vậy mà đất bạc màu nhanh và mất khả năng sản xuất. Để hệ thống cây trồng ở đây phát triển bền vững cần giải quyết tốt các vấn đề nêu trên.

Để thực hiện được phương án mô hình đã đề ra, góp phần thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển phù hợp với phương hướng mục tiêu và đạt được mục tiêu phương án đã đề ra thì cần có giải pháp để thực hiện hoạt động của phương án. Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp để thực hiện phương án đã đề ra.

3.8.1 Các giải pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp

- Tăng cường công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, nghiêm cấm các hoạt động khai thác rừng trong thời gian tới.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để làm diện tích rừng khanh nuôi tái sinh phục hồi và diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện. Tận dụng thu các sản phẩm từ rừng phòng hộ như củi, măng…

- Tận dụng các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, các dự án phát triển lâm nghiệp, huy động các nguồn vốn từ trong dân.

- Trong những năm tới nhu cầu về giống cây lâm nghiệp là khá lớn vì vậy để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra cần liên hệ với các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp để đảm bảo việc cung cấp giống có chất lượng tốt.

3.8.2 các giải pháp phát triển nông nghiệp

- Xây dựng thêm và mở rộng hệ thống kênh mương đến khắp các cánh đồng đảm bảo tiêu tưới, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho người dân.

- Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thử nghiệm trồng các loại giống mới có năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại… Đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm phát triển các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã, phát triển các giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả, ngô, các cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao.

- Tập trung chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, lập kế hoạch phòng trống các thiên tai.

- Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp, sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

- Mở rộng quy mô chăn nuôi, đào tạo tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân, tiến hành sản xuất tại địa phương để giảm bớt chi phí cho chăn nuôi và trồng trọt.

Để đáp ứng được nhu cầu về vốn đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng tiến độ thì cần huy động vốn từ mọi nguồn có thể nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn là từ hỗ trợ của nhà nước thông qua ngân hang và các chương trình phát triển nông thôn, đồng thời huy động vốn từ các tổ chức cá nhân quan tâm đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và huy động vốn từ trong dân. Các giải pháp cụ thể để huy động vốn là :

- Phát triển các nguồn vốn trung và dài hạn có lãi suất ưu đãi

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng nông thôn, các dự án phát triển nông lâm nghiệp, liên hệ với các doanh nghiệp cho vay phân bón, giống cho các hoạt động sản xuất của người dân.

- Phát triển các quỹ tín dụng nhân dân ban ngành, đoàn thể trong xã hội.

3.8.4 giải pháp khuyến nông, khuyến lâm và dịch vụ

Những khu vực đất trống đồi trọc thường ở xa, địa hình cao, giao thông đi lại khó khăn, các thông tin kĩ thuật lạc hậu, trình độ dân trí thấp, do vậy công tác khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật tới các xã vùng xâu, vùng xa trong huyện là rất cần thiết. Việc tái tạo phục hồi đất trống đồi núi trọc trong các năm tiếp theo là:

- Củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông công tác tại cơ sở. Làng khuyến nông tự quản để góp phần sử dụng hệ thống canh tác đạt hiệu quả.

- Chuyển giao đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật phổ biến cho toàn bộ nhân và các hộ được giao sử dụng đất trống đồi núi trọc: Các loại giống mới, kỹ thuật bón phân, gieo trồng, phòng trừ sâu bệnh, các phương pháp cải tảo đất dốc.

- Xây dựng các mô hình trình diễn, mở các lớp tập huấn, lựa chọn các mô hình có hiệu quả nhân rộng trên địa bàn các xã.

- Tăng cường những chính sách đầu tư khoa học kỹ thuật và vốn cho sản xuất, trong đầu tư sản xuất lương thực đóng vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong huyện.

- Chú trọng đầu tư phát triển thị trường nông sản, khai thác tiềm năng thế mạnh, gắn sản xuất đi liền với thu mua nông sản phẩm trên địa bàn.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, đầu tư cho phát triển kinh tế đồi rừng thông qua các mô hình nông lâm kết hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại huyện Hà Quảng chưa ổn định (61,5%), nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên: Nguồn nước, điều kiện thời tiết, chưa có áp dụng khoa học kỹ thuật, chỉ có (28 %) được áp dụng biện pháp cải tạo đất. Hầu hết người dân chưa được tập huấn về kỹ thuật canh tác (34,3%)

2. Đối với ngành lâm nghiệp của huyện Hà Quảng không đa dạng chủ yếu là rừng keo có 58% và trồng rừng thông và cây sa mộc 42% nguyên nhân là do mưa lớn, đất xấu.

3. Đối với mô hình kinh tế trang trại ở huyện Hà Quảng chưa phát triển, còn manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Trang trại chủ yếu trồng các cây mác mật, ổi, mận…Và nuôi các con như gà, lợn. hiệu quả kinh tế không cao.

4. Để phát triển bền vững trên đất gò đồi tại huyện Hà Quảng cần áp dụng mô hình nông lâm kết hợp góp phần đa dạng cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng đất dốc, đặc biệt là các tỉnh miền núi.

Kiến nghị

1. Cần triển khai xây dựng mô hình mẫu tại một số địa

phương trong huyện, sau đó giới thiệu, tập huấn cho người dân.

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn andre chanbane(2005) Canh tác đất dốc bền vững, NXB nông nghiệp, Hà Nội (2005)

2. Trần Đức (1998), Một số loại cây trồng tham gia vào các mô hình trang trại vùng đồi núi ở việt nam, Hà Nội, 2005.

3. Lê Văn Khoa. Môi trường nông thôn việt nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2002.

4. Nguyễn Viết Khoa. Kỹ thuật canh tác đất dốc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 2008.

5. Nguyễn Viết Khoa. Sản xuất nông lâm kết hợp ở việt nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 2008.

6. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999) Đất đồi núi việt nam- thoái hóa và phục hồi, NXB nông nghiệp Hà Nội 1999

7. Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB(2006) xây dựng một số mô hình canh tác bền vững trên đất gò đồi vùng DHMT và Tây Nguyên, báo cáo khoa học của viện KHKT Nông nghiệp DHNTB TỪ NĂM 2000-2006

8. Nguyễn Hữu Tăng và CTV (2003) Bảo vệ môi trường và phát tiển bền vững ở việt nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003

9. Lê Duy Thước. Nông lâm kết hợp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp,1995.

10. Nguyễn Thanh Phương (2006), Nghiên cứu mô hình sản xuất nông lâm bền vững tại tỉnh Bình Định, Gia Lai Thừa Thiên -Huế (Báo cáo khoa học)

11. Nguyên Ngọc . Phát triển bền vững ở tây nguyên

12. Phạm thế Trinh.. Kết quả đánh giá thực trạng đất gò đồi chưa sử dụng vùng duyên hải nam trung bộ, tạp chí địa chính 4, 8 – 2006

13. Báo cáo điều kiện tự nhiên xã hội của huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng

14. Lê Quang Vĩnh. Theo dõi sinh trưởng và phát triển của một số loaị cây phân xanh họ đậu trồng xen canh với cây trồng lâm nghiệp trên đất gò đồi ở trại hương vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp trí khoa học, đại học huế, số 55 - 2009

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH

DANH MUC BẢNG

Bảng 1.1 Biện pháp cải tạo đất...9

Bảng 1.2 Mâu thuẫn giữa trồng trọt và lâm nghiệp...9

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ CẢI TẠO ĐẤT GÒ ĐỒI TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG (Trang 34 -51 )

×