Phân tích dạng sản xuất

Một phần của tài liệu Thiết kế và lập trình công nghệ chế tạo máy dao phay lăm răng module m = 4mm (Trang 42 - 44)

- Vật liệu chọn làm dao là thép gió P18, đây là vật liệu tương đối đắt tiền nên cần tính toán lượng dư một cách hợp lý để đảm bảo tính kinh tế tối ưu, lượng tiêu hao vật liệu là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu của sản phẩm.

- Thép gió P18 có độ bền, độ cứng khá cao, khó gia công vậy phải chọn chế độ cắt hợp lý để đảm bảo độ bền cho dụng cụ cắt, độ chính xác gia công, thời gian gia công cơ bản…..Đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thời gian phục vụ của dao.

- Với dạng sản xuất nhỏ đơn chiếc, khi thiết kế qui trình công nghệ cần phải chọn thiết bị đồ gá đơn giản hoặc có sẵn phù hợp dạng sản xuất đang có, nhằm phát huy, tận dụng đồ gá có sẵn mà vẫn đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu.

- Do yêu cầu về vị trí tương quan giữa các bề mặt của dao phay lăn răng tương đối cao, để đảm bảo độ chính xác các bánh răng gia công khi chế tạo dao phay lăn răng cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:

 Độ vuông góc giữa đường tâm lỗ gá và mặt đầu 0,003 mm  Độ đồng tâm giữa lỗ gá và mặt gờ 0, 005 mm

 Độ đồng tâm giữa đường kính ngoài và gờ vai 0,005 mm

 Vị trí chính xác khoảng cách từ profin lưỡi cắt tới tâm lỗ gá 0,005mm

Từ các yêu cầu trên, để giảm đến mức thấp nhất sai số phát sinh trong quá trình gia công ( sai số do chọn chuẩn) ta dùng l ỗ gá làm chuẩn thống nhất để gia công các bề mặt khác nhau: như gờ vai, profin răng dao, mặt sau bên hớt lưng, tạo rãnh thoát phoi, mặt trước.

Chọn đường kính ngoài làm chuẩn thô để tạo lỗ gá và mặt đầu, gia công lỗ gá và mặt đầu trong cùng một lần g á để đảm bảo độ vuông góc giữa đường tâm chi tiết và mặt đầu, khi đó ta được chuẩn tinh thống nhất là lỗ gá và sẽ dùng nó để gia công các nguyên công tiếp theo.

1 - Chọn phương pháp chế tạo phôi:

Dao phay lăn răng chế tạo bằng thép P18, đường k ính ngoài D > 50mm và sản xuất dạng đơn chiếc nên không thể đúc phôi mà người ta dùng phôi rèn, phôi rèn có những ưu điểm:

- Biến dạng kim loại ở thể rắn nên có khả năng khử các khuyết tật đúc như rỗ khí, rỗ xỉ, rỗ co làm cho tỏ chức hạt mịn chặt, cơ tính sả n phẩm cao.

- Có khả năng biến đổi tổ chức hạt trong kim loại thành tổ chức thớ và tạo ra được các tổ chức thớ uốn, xoắn khác nhau làm tăng cơ tính của sản phẩm.

- Chất lượng cơ lý lớp bề mặt sản phẩm tốt, có độ bóng, độ chính xác cao.

- Dễ cơ khí hoá và tự động hoá, gia công năng suất cao giá thành hạ.

2 - Phương pháp chế tạo rãnh thoát phoi:

* Chọn phương pháp gia công.

Để tạo rãnh vít ta có nhiều phương án khác nhau. Cần chọn phương án nào cho phù hợp điều kiện sản xuất.

- Phương pháp phay rãnh vít bằng dao phay vấu: Dao phay có hình dạng giống rãnh vít của trục vít, dao phay quay quanh trục của nó tạo ra chế độ cắt chính. Trục vít vừa quay quanh trục vừa chuyển động tịnh tiến tạo ra chuyển động trục vít. Phương pháp này có ưu điể m đơn giản nhưng độ chính xác thấp, dao chóng mòn và giá thành chế tạo dao cao.

- Phương pháp phay rãnh vít bằng dao phay đĩa mô đun: Phương pháp này cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất lớn, có thể phay trên các máy phay vạn năng hay trên các m áy phay ren vít khi dùng phương pháp này cần tính toán sao cho profin lưỡi cắt phù hợp profin răng dao trong tiết diện pháp tuyến của dao phay lăn răng.

- Phương pháp biến dạng dẻo, cán trục vít: Phương pháp này phù hợp với điều kiện sản xuất hàng loạt lớn v à hàng khối. Cán ngang mặt vít dao phay lăn răng thay cho dao phay ren vít và đạt năng suất cao hơn 3040 lần so với các phương pháp trên, phương pháp cán làm cho cấu trúc kim loại tốt hơn nhưng yêu cầu thiết bị phức tạp và chuyên dùng.

- Từ các phương pháp trên ta thấy phương pháp phay rãnh vít bằng dao phay đĩa môđun cho năng suất cao và có thể thực hiện trên bất kỳ loại máy nào, với đồ gá đơn giản và giá thành chế tạo thấp. Phương pháp này phù hợp với dạng sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ, hàng loạt lớn và hàn g khối.

Do đó ta chọn phương pháp phay rãnh vít bằng dao phay đĩa mô đun để gia công rãnh vít mặt trước.

* Phay rãnh thoát phoi của dao phay lăn răng

Phay rãnh thoát phoi là một trong những công đoạn của qui trình công nghệ chế tạo một số dụng cụ nói chung và của dao phay nói riêng. Phay rãnh thoát phoi phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật đề ra của nguyên công sẽ giúp cho nguyên công mài sau đó được chính xác hơn. Những yêu cầu đó cần được đảm bảo:

- Vị trí đúng của rãnh trên dao

- Hình dáng và không gian rãnh thoát phoi

- Độ nhẵn bề mặt sau khi phay

Dụng cụ để gia công rãnh thoát phoi là các loại dao phay đó là các dụng cụ

,,bậc hai,,.

Các bề mặt được phay rãnh thoát phoi phần lớn là các bề mặt trụ, như bề mặt trụ dao phay lăn răng. Rãnh được phay có thể là rãnh thẳng hay rãnh xoắn.

Tuỳ theo profile của rãnh thoát phoi trong tiết diện vuông góc với trục dao mà dụng cụ bậc hai có thể là dao phay định hình hay dao phay góc. Trong đó dao phay định hình có lưỡi cắt phân bố trên toàn profile còn dao phay góc có lưỡi cắt phân bố trên mặt côn hay mặt đầu. Quá trình phay rãnh ta phải xác định các thông số cơ bản đó là:

- Lượng điều chỉnh đứng H

- Lượng điều chỉnh ngang 

+ Phay rãnh xoắn:

Khi phay rãnh xoắn trên mặt trụ với góc xoắn là gó c, thì ta cũng phải xác định lượng dịch chuyển  và lượng điều chỉnh đứng H. Khi đó bàn máy được xoay đi một góc  so với chuẩn.

Một phần của tài liệu Thiết kế và lập trình công nghệ chế tạo máy dao phay lăm răng module m = 4mm (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)