Cảm biến độ ẩm :

Một phần của tài liệu Hệ thống khiển tự động phục vụ trong công nghiệp (Trang 42 - 44)

III CÁC KHỐI TRONG HỆ THỐNG:

b.Cảm biến độ ẩm :

™ Cảm biến độ ẩm SHS A3 có điện trở thay đổi theo độ ẩm. Nó dùng để đo và nhận biết độ ẩm cao, sứ ứ nước hay sự ngưng đọng nước. Với không khí khô ráo SHS A3 có tổng trở thấp. Khi độ ẩm tương đối dưới 75% sensor có điện trở nhỏ hơn 20KΩ khi hàm ẩm cao điện trở gia tăng theo hàm logarith. Độ ẩm tương đối 93% ta có tổng trở nhỏ hơn 100KΩ và khi ngưng đọng nước tổng trở lên đến 300KΩ. Để tránh hiệu ứng điện giải ta dùng điện áp xoay chiều có tần số từ 1 KHz đến 30KHz và với điện áp hiệu dụng 0,8V SHS3 dùng để đo hàm ẩm tương đối từ 0 đến 100%. Dải nhiệt độ hoạt động từ -10 đến 60oC. Thời gian hồi đáp là 60s.

Hình 3.6: Mạch đo

™ Cảm biến độ ẩm NH-3 gồm điện trở thay đổi theo nhiệt độ và điện trở thay đổi theo độ ẩm.

Để sensor có sự tuyến tính tốt, trong sensor có đến 2 nhiệt điện trở và 2 điện trở thay đổi theo hàm ẩm. Nhiệt điện trở TH dùng để bù trừ sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với điện trở đo hàm ẩm tương đốị Trong hình 3.7 ta có mạch đo độ ẩm với sensor có điện trở thay đổi theo độ ẩm.

Dưới một điện áp xoay chiều, ở ngã ra số 2 của sensor ta có 1 điện thế tùy thuộc vào độ ẩm. Điện áp xoay chiều cần có tính đối xứng tốt và biện độ có trị số cố định. Điện thế tùy thuộc vào độ ẩm ở ngõ ra số 2 được lần lượt chỉnh lưu và thiết lập trị số trung bình qua các IC3a, IC3b, IC3c.

Với IC4 ta có chỉ thị LED. IC1a tạo sóng vuông ta có 1 điện áp chuẩn là 1,25V và được IC3d khuếch đại thành 3V. Khi S1 ở vị trí B, ta có thể điều chỉnh P2 để có ngưỡng độ ẩm cho rờ-le đóng-mở.

Hình 3.8: Sự liên hệ giữa điện áp lối ra và độ ẩm tương đối

Một phần của tài liệu Hệ thống khiển tự động phục vụ trong công nghiệp (Trang 42 - 44)