PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Nhà máy tiêu hủy chất thải và giầy da (Trang 47)

5.7 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ

Ngoài các biện pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ các vấn đề ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần làm hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường:

• Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công nhân trong khu vực Công ty và kể cả khách hàng ra vào Công ty. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải.

• Cùng với các bộ phận khác trong khu vực, tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các qui định và hướng dẫn chung của các cấp chuyên môn và có thẩm quyền của Trung Ương và địa phương.

• Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trực thuộc Công ty, các khách hàng thực hiện các qui định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đồng thời tổ chức thực hiện việc kiểm tra y tế định kỳ cho công nhân công ty

CHƯƠNG VI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần rất quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Việc giám sát có thể được định nghĩa như một quá trình để lập lại các công tác quan trắc và đo đạc.

Để đảm bảo cho các hoạt động của Dự án không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất sau đây sẽ được áp dụng trong quá trình hoạt động của Dự án:

• Giám sát chất lượng môi trường không khí.

• Giám sát chất lượng môi trường nước.

• Giám sát tình trạng vi khí hậu trong xưởng sản xuất của Công ty.

• Giám sát hiệu quả làm việc của các hệ thống xử lý chất thải (khí thải và nước thải).

• Kiểm tra sức khỏe cán bộ công nhân lao động định kỳ.

6.1 CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.1.1 Giám sát chất lượng môi trường không khí

• Thông số giám sát : Bụi, tiếng ồn, SOx, NOx, CO, tổng Hydrocacbon, hơi axít

• Vị trí giám sát : gồm 5 vị trí sau đây:

- Khu vực xung quanh cách nhà máy 100 – 200 – 300 m theo hướng gió chính;

- Khu vực xưởng tái chế, tận dụng chất thải;

- Khu vực lò đốt;

• Tần số giám sát : 2 lần/năm

• Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam.

• Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN 5937 – 1995; TCVN 6996 – 2001 chất lượng không khí – khí thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong vùng nông thôn và miền núi; TCVN 6993 – 2001 chất lượng không khí – khí thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùng nông thôn và miền núi; TCVN 3985 : 1999 Aâm học – mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc; TCVN 5949 : 1998 Aâm học – tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - mức ồn tối đa cho phép.

6.1.2 Giám sát chất lượng môi trường nước

Giám sát chất lượng nước thải:

• Thông số giám sát : nhiệt độ, màu, pH, DO, COD, BOD, SS, dầu mỡ khoáng, Coliform, kim loại nặng Cr, Ni, Fe.

• Vị trí giám sát : tại 2 vị trí sau đây:

- Khu vực tiếp nhận nước phía sau Nhà máy;

- Khu vực đầu và ra của hệ thống xử lý nước thải;

• Tần số giám giám sát: 2 lần/năm

• Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam.

• Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 6984 : 2001 Chất lượng nước – tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

Giám sát chất lượng nước mặt:

• Thông số giám sát : pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD5, SS, dầu mỡ khoáng, Coliform, Fe, Cr, Ni

• Vị trí giám sát : tại 2 vị trí sau đây:

- Khu vực giữa suối tiếp nhận;

- Khu vực cuối suối tiếp nhận.

• Tần số giám giám sát: 2 lần/năm

• Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: phương pháp tiêu chuẩn Việt nam.

• Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 6774 : 2000 chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh.

Giám sát chất lượng nước ngầm:

• Thông số giám sát : pH, DO, SS, Fe tổng, NO3-, tổng Coliform.

• Vị trí giám sát : nước giếng của dân gần khu vực Dự án và giếng của Nhà máy

• Tần số giám giám sát: 2 lần/năm

• Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam.

• Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5944 – 1995 tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.

6.1.3 Các yếu tố khác

Ngoài việc giám sát chất lượng môi trường không khí và chất lượng nước tại khu vực Công ty, các yếu tố sau đây cần được giám sát:

• Tình trạng vi khí hậu (như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), mức ồn trong khuôn viên Nhà máy.

Các số liệu trên sẽ thường xuyên được cập nhật hóa, đánh giá và ghi nhận kết quả. Nếu có phát sinh ô nhiễm, Chủ DNTN Tân Phát Tài sẽ phối hợp với các cơ quan tư vấn để có biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời.

6.2 KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

• Chất lượng không khí : 3.000.000 đ/lần.

• Chất lượng nước thải : 2.800.000 đ/lần.

• Chất lượng nước mặt : 2.400.000 đ/lần.

• Chất lượng nước ngầm : 600.000 đ/lần.

• Chi phí khác (xe đi lại) : 1.000.000 đ/lần.

• Viết báo cáo : 1.000.000 đ/lần.

Tổng cộng : 10.800.000 đồng/lần.

CHƯƠNG VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1 KẾT LUẬN

Từ các kết quả điều tra phân tích đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy tiêu hủy chất thải, phế liệu giày da” rút ra một số kết luận như sau:

• Căn cứ vào hiện trạng kinh tế xã hội và định hướng phát triển KTXH của Việt Nam. hoạt động tận dụng, tái chế, xử lý chất thải nguy hại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Dự án có vị trí thuận tiện nằm gần các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, tương đối gần các khu công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Về giao thông Nhà máy nằm sát tỉnh lộ …. là điểm nối kết giữa hai tiểu vùng kinh tế trong tỉnh cũng như với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với lợi thế về vị trí địa lý nằm ở trung tâm của khu vực kinh tế năng động, hoạt động của Dự án đóng góp một phần rất lớn trong phát triển kinh tế của Tỉnh Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung.

• Hoạt động của Dự án góp phần đáng kể vào công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Đồng Nai.

• Hoạt động của Dự án giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

• Ngoài những tác động tích cực về mặt kinh tế xã hội, hoạt động của Dự án còn có những tác động tiêu cực cụ thể là: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải sinh hoạt, một ít khói bụi, các sự cố rủi ro. Nếu không có biện pháp khống chế, các chất ô nhiễm này sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái, chất lượng môi trường đất, nước, không khí.

• Tuy vậy, các nguồn gây ô nhiễm trên hoàn toàn có thể khắc phục được bằng các thiết kế trên cơ sở khoa học và lựa chọn công nghệ thích hợp, lắp đặt hệ thống xử lý và vận hành đúng kỹ thuật. Các chỉ tiêu môi trường ở đầu ra trong quá trình họat động của Dự án đạt tiêu chuẩn quy định hiện hành, sẽ góp phần bảo vệ môi trường khu vực và ổn định hoạt động kinh doanh, sản xuất.

• Kết hợp với các biện pháp xử lý ô nhiễm, DNTN Tân Phát Tài đề ra các biện pháp kiểm soát nhằm quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường hạn chế tối đa châùt thải, xây dựng nội qui an toàn lao động, cháy nổ, và ứng cứu khi xảy ra sự cố.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động môi trường của Dự án và xây dựng các phương án khả thi kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực do hoạt động sản xuất, kinh doanh DNTN Tân Phát Tài có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

• Tuân thủ nghiêm túc luật pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường trong việc quản lý và xử lý các chất thải do hoạt động của Dự án.

• Doanh nghiệp Tân Phát Tài sẽ triển khai và áp dụng các phương án kiểm soát ô nhiễm để giảm thiểu tải lượng các chất ô nhiễm và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. Các biện pháp này sẽ được triển khai trong thời gian ngay khi Dự án đi vào hoạt động.

• Sẽ tuân thủ theo các Tiêu chuẩn Việt Nam trong quá trình giám sát và bảo vệ môi trường như chương trình giám sát môi trường đã được nêu trong chương VI.

• Trong quá trình hoạt động, Dự án chịu trách nhiệm thực hiện công tác giám sát và bảo vệ môi trường, thực hiện đúng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và chương trình giám sát như đã trình bày trong báo cáo nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường của Nhà nước Việt Nam và các Công Ước Quốc Tế về Bảo Vệ Môi Trường.

7.2 KIẾN NGHỊ

Do các tác động của Dự án “Nhà máy tiêu hủy chất thải, phế liệu giày da” tới môi trường có thể kiểm soát được, đồng thời lĩnh vực hoạt động của Dự án đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương. Đề nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng xem xét tính tích cực hoạt động của Dự án, tạo điều kiện thuận lợi để Dự án được sớm được hình thành và đi vào hoạt động, thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường.

PHẦN PHỤ LỤC

1. GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ 2. HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẤT 3.

4. BẢNG VẼ MẶT BẰNG KHU VỰC Dự án

5. VỊ TRÍ THU MẪU NƯỚC, KHÔNG KHÍ KHU VỰC Dự án 5-

6- MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THU MẪU KHÔNG KHÍ VÀ MẪU NƯỚC MẶT TẠI KHU VỰC Dự án

Một phần của tài liệu Nhà máy tiêu hủy chất thải và giầy da (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w