Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi công cộng?

Một phần của tài liệu Môi trường là gì? (Trang 84 - 85)

trường?

Các phương tiện giao thông công cộng có thể giúp cải thiện được cơ bản cơ cấu đô thị bằng cách giải phóng được không gian lẽ ra được sử dụng để làm đường và nơi đỗ xe, tạo điều kiện cho các việc khác như các khu vực cho người đi bộ và các khoảng không thoáng có sức hẫp dẫn về môi trường. Giao thông công cộng cũng ít gây hại cho môi trường trên mỗi ki-lô-mét/hành khách so với các xe tư nhân về yêu cầu không gian, tiêu thụ nhiên liệu, ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn và mức độ an toàn. Sức kéo bằng điện không gây ô nhiễm khi sử dụng và năng lượng cần thiết có thể được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, nơi có thể kiểm soát ô nhiễm một cách chặt chẽ.

Tuy nhiên, các phương tiện giao thông công cộng cần khẳng định vai trò của mình trong cách tiếp cận tổng thể đối với môi trường và cải thiện đô thị. Người vận hành phải có trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ thường xuyên, đáng tin cậy và an toàn để đáp ứng được các yêu cầu của hành khách. Nếu phải cạnh tranh, các phương tiện cần phải hiện đại, thái độ phục vụ nhiệt tình, trách nhiệm và hệ thống tổng thể phải thể hiện được chất lượng cao.

Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi công cộng? cộng?

• Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.

• Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.

• Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. • Không hút thuốc là nơi công cộng.

• Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá.

• Đóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.

• Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.

Một phần của tài liệu Môi trường là gì? (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w