CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu công nghệ xử lý nước thải thích hợp cho nhà máy giấy Tam Hiệp (Trang 27 - 31)

1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Bụi nguyên liệu

Bụi phát sinh từ các công đoạn bốc dỡ nguyên liệu. Đây là nguồn bụi phân tán, không thường xuyên nên không thể xác định chính xác lượng ô nhiễm. Lượng bụi phát sinh không lớn và không tập trung nên phạm vi ảnh hưởng rất nhỏ, chủ yếu là tác động trực tiếp tới công nhân bốc dỡ.

Ngoài ra bụi nguyên liệu còn phát sinh tại khâu cắt nguyên liệu và đóng gói thành phẩm, khâu đổ nguyên liệu bắt đầu công đoạn sản xuất, khâu đập tơi nguyên liệu... ảnh hưởng chủ yếu đối với công nhân sản xuất trực tiếp trong khu vực.

Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển

Trong quá trình hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu được vận chuyển tới bãi tập kết nguyên liệu bằng phương tiện vận tải cơ giới, các phương tiện này sử

dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel. Như vậy, môi trường sẽ phải tiếp nhận thêm một lượng khí thải với thành phần là các chất ô nhiễm như: CO, SOx, NOx, hydrocacbon, Aldehyde, bụi. Lượng khí thải này phân bố rãi rác, không liên tục và khó thu gom.

Nhiệt độ

Nhiệt thừa phát sinh chủ yếu từ công đoạn ủ liên tục mật độ cao và từ các mô tơ vận hành máy móc thiết bị khác. Ngoài ra, nhiệt độ cao còn do nhiều nguyên nhân khách quan như khả năng thông thoáng nhà xưởng kém dẫn tới việc tích tụ nhiệt trong những ngày nắng nóng.

Mùi hôi

Mùi hôi hình thành do sự bay hơi các chất gây mùi trong điều kiện nóng ẩm và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và nhất là đối với công nhân làm việc trực tiếp trong khu vực.

Tiếng ồn & rung động

Tiếng ồn & rung động của nhà máy phát sinh chủ yếu từ các công đoạn nghiền, đập tơi... Tuy nhiên, tiếng ồn và độ rung phụ thuộc nhiều vào điều kiện lắp đặt máy, trong trường hợp các thiết bị lắp đặt được cân chỉnh tốt thì tiếng ồn và độ rung sẽ đạt tiêu chuẩn cho phép.

Ngoài ra, hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong khuôn viên nhà máy cũng gây ra tiếng ồn nhưng nguồn ồn này phát ra không lớn và có tính gián đoạn nên chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân nhưng không đáng kể đối với môi trường xung quanh.

2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường nên hiện tại toàn bộ nước mưa sẽ tự thấm vào đất mà không gây ra các tác động tiêu cực cho môi trường đất và chất lượng nước ngầm tại khu vực nhà máy.

Nước thải sinh hoạt

Vì nhà máy hoạt động mang tính chất thời vụ, số lượng cán bộ, công nhân viên không ổn định, nên việc tính toán khối lượng nước thải căn cứ trên lượng nước cấp cho sinh hoạt.

Với số lượng công nhân viên thường xuyên 350 người (tiêu chuẩn dùng nước là 60 l/người/ngày) công nhân làm việc thời vụ 650 người (tiêu chuẩn dùng nước là 25 l/người/ngày) thì lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 35 m3/ngày.

Bảng 3.3: Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ TCVN 6772-2000 1 Ph - 6,8 - 7,8 5 – 9 2 Chất rắn lơ lững (SS) mg/l 100 - 220 50 3 BOD mg/l 110 - 250 30 4 N-NO3- mg/l 20 - 40 30 5 P-PO43- mg/l 4 - 8 6

Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga, NXB Khoa học kỹ thuật, 1999

Nước thải sản xuất

Lượng nước cấp cho quá trình sản xuất khoảng 300 m3/ngày. Sau quá trình sử dụng, lượng nước thải ra chiếm khoảng 80% lượng nước cấp vào. Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu tại các công đoạn: tuyển thô, rửa sạch, tuyển tinh, ly tâm làm khô sơ bộ và từ quá trình rửa máy móc thiết bị. Tổng lượng nước thải sản xuất sinh ra từ các nguồn ước tính khoảng 250 m3/ngày, với thành phần là các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, dầu mỡ...

Thành phần tính chất nước thải sản xuất được trình bày ở bảng 2.4 (kết quả đo đạc mẫu nước thải tại cống thoát nước của nhà máy):

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 pH - 5,5 ÷ 9 2 BOD5 mg/l 50 3 COD mg/l 200 4 SS mg/l 100 5 Độ màu Pt-Co 100

Trong quy trình sản xuất, Công ty sẽ sử dụng dung dịch kiềm Alkali 0,03% trong công đoạn nghiền nguyên liệu thành bột và hoá chất tẩy trắng Na2CO3 5%. Tuy hàm lượng các hoá chất sử dụng không nhiều, nhưng tác hại của chúng khi hoà tan vào nước thải là rất đáng kể.

Nước thải từ quá trình tưới cây rửa đường

Lượng nước cấp cho tưới cây rửa đường theo tính toán khoảng 50 m3/ngày, sau quá trình tưới tiêu, nước thải sẽ tự thấm vào đất vì bản thân nước thải này không bị nhiễm bẩn bởi các chất ô nhiễm như nước thải sản xuất, không gây ra các vấn đề ô nhiễm cho môi trường đất.

3. Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn sản xuất:

Chất thải rắn sản xuất phát sinh từ các nguồn:

- Các bao bì giấy, nhựa… trong quá trình đóng gói hiện tại được thu gom bán phế liệu.

- Các phế phẩm là nguyên liệu đầu thừa, nguyên liệu hỏng loại ra trong quá trình sản xuất được nhà máy thu gom và ủ đống để làm phân compost.

Chất thải rắn sinh hoạt:

Bao gồm chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và lượng bùn cặn định kỳ hút ra từ bể tự hoại.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên được tính trên số lượng cán bộ, công nhân viên với mức thải trung bình 0,5 kg/người/ngày (theo WHO)

tương ứng với khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 175 kg/ngày (tổng số công nhân viên là 350 người).

Một phần của tài liệu công nghệ xử lý nước thải thích hợp cho nhà máy giấy Tam Hiệp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w