- Nguyên tắc lọc nước:
4.4.3. Các biện pháp khử tạp chất và các khí hòa tan trong nước [3] 1 Khử sắt và mangan trong nước mặt
4.4.3.1. Khử sắt và mangan trong nước mặt
Trong nước thiên nhiên, sắt tồn tại dưới dạng:
- Các hợp chất vô cơ của ion sắt hóa trị II: FeS, Fe(OH)2 , Fe(HCO3)2 , FeSO4 .
- Các hợp chất vô cơ của ion sắt hóa trị III: Fe(OH)3, FeCl3 ...Trong đó keo Fe(OH)3 là chất keo tụ, rất dễ dàng lắng đọng hoàn toàn trong các bể lắng, bể lọc. Vì thế các hợp chất vô cơ của sắt hòa tan trong nước có thể xử lý bằng phương pháp lý học: Làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hóa sắt hóa trị II thành sắt hóa trị III và quá trình thủy phân, keo tụ Fe(OH)3 xảy ra hoàn toàn trong bể lắng, bể lọc.
- Các phức chất hữu cơ của ion sắt với acid humic, acid fulvic... - Các ion sắt hòa tan FeOH+, Fe(OH3)−
Các loại phức chất và hỗn hợp của các ion sắt hòa tan không thể khử được bằng phương pháp lý học mà phải kết hợp cả phương pháp hóa học. Quá trình khử sắt ở dạng này tiến hành đồng thời với quá trình khử độ đục của nước. Cho chất oxy hóa (Clo) vào nước để phá vỡ liên kết và oxy hóa sắt hóa trị II thành sắt hóa trị III hoặc cho vào nước các chất keo tụ như FeCl3, Al2(SO4)3 và kiềm hóa để có giá trị pH thích hợp cho các loại keo tụ các keo sắt và phèn xáy ra triệt để trong các bể lắng, bể lọc.
Mangan tồn tại song song với sắt ở dạng ion hóa trị II trong nước ngầm và dạng keo hữu cơ trong nước mặt. Quá trình khử mangan trong nước cũng được tiến hành song song với quá trình khử sắt. Công nghệ khử mangan bao gồm các phương pháp: Phương pháp oxy hóa(xử lý có xúc tác hoặc xử lý không có xúc tác), phương pháp hóa học, phương pháp sinh học.