Nhìn chung thị trường trái phiếu doanh nghiệp nước ta hiện nay chưa phát triển.Tổ chức phát hành chủ yếu mới chỉ là các ngân hàng thương mại.Số doanh nghiệp phát hành
trái phiếu rất ít,tập trung ở những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn. Đến hết tháng 5/2005,dư nợ trái phiếu là 1071,9 tỉ đồng, chiếm khoảng 9% GDP.
Thêm vào đó khung pháp lý quản ly việc phát hành trái phiếu còn thiếu toàn diện,chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn.Nghị định 144/2003/NDCP tuy đã được ban hành từ năm 2003 nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự được áp dụng nhiều vào thực tế do:Tiêu chuẩn các định việc phát hành trái phiếu ra công chúng tuy đã được định lượng nhưng khó vận dụng và không phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, khả năng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bị hạn chế do việc phát hành trái phiếu phải bắt buộc thực hiện theo phương thức bảo lãnh phát hành thông qua các công ty chứng khoán,trong khi mức bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán lại bị giới hạn...
B. GIẢI PHÁP
Để mở rộng các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn vốn cần phải chú trọng đến việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam. Trong bối cảnh hiên nay, muốn phát triển thị trường tài chính cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất phải có một cơ chế lãi suất linh hoạt và chịu sự điều tiết của thị trường. Trên thị trường tài chính, lãi suất là phương tiện quan trọng nhất điều tiết cung cầu tiền vốn. Cơ chế lãi suất linh hoạt nhạy bén sẽ cung cấp cho người vay những thông tin tài chính kịp thời, chính xác để tư đó có nhưng quyết sách phù hợp với thực tế, thúc đẩy lưu thông tiền vốn và tăng cạnh tranh thị trường. Trái lại, khi cơ chế lãi suất cứng nhắc sẽ làm mất tính linh hoạt trên thị trường và không kích thích sự phát triển các công cụ tài chính, hạn chế cung cầu vốn… Trên thực tế chính sách lãi suất của Việt Nam đang dần được nới lỏng, tăng quyền tự chủ cho các tổ chức tài chính, tín dụng.
Thứ hai phải có các công cụ tài chính phong phú, đa dạng. Số lượng và hình thức các công cụ này sẽ quyết định phạm vi giao dịch và quy mô thị trường tài chính. Với sự ra đời của thị trường chứng khoán thì các công cụ tài chính sẽ dần được bổ sung và phát triển hoàn thiện.
Thứ ba xây dựng và đa dạng hóa các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty tài chính,… những chủ thể chính tham gia thị trường trong môi trường cạnh tranh. Việc xây
dựng và phát triển các loại hình tổ chức tài chính sẽ khuyến khích sự đa dạng và cạnh tranh, giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/10/1998, cùng một số Nghị định của Chính phủ về thị trường chứng khoán gần đây dã tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức nói trên.
Thứ tư phải xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin.
Thứ năm, cuối cùng để thị trường tài chính có thể phát triển đầy đủ thì kinh tế xã hội phải tương đối ổn định để các nhà đầu tư yên tâm và phải có một hệ thống pháp luật toàn diện, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện dễ dàng trong việc tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường.
KẾT LUẬN
Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp được đa dạng hóa. Vì vậy tùy theo điều kiện phát triển của thị trường tài chính của một quốc gia, tùy theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm hoạt dộng kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình và đạt được một cơ cấu vốn theo mục tiêu đã đề ra. Đây cũng chính là ý nghĩa của đề án khi nghiên cứu về các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động vốn.
MỤC LỤC
Chưong I: Cơ sở lý luận chung
A. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
B. Các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp ban đầu
2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia 3. Phát hành cổ phiếu II. Vốn nợ 1.Tín dụng thương mại 2.Tín dụng thuê mua 3. Tín dụng ngân hàng 4. Phát hành trái phiếu
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP A. THỰC TRẠNG
II. Thực trạng hoạt động tín dụng thương mạị ở Việt Nam III. Thực trạng về hoạt động CTTC ở VN
IV. Thực trạng của việc sử dụng vốn vay NH của các DNVN B. GIẢI PHÁP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ 2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 3. Tạp chí Tài chính
4. Tạp chí Ngân hàng 5. Báo điện tử vietnam.net