NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu tác động môi trường dự án xây dựng Khu nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An. (Trang 43)

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá

Đánh giá tác động tới môi trường của Dự án tuân thủ theo trình tự:

- Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng hoạt động gây tác động của Dự án.

- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.

- Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động.

Các đánh giá về các tác động của Dự án là khá chi tiết và cụ thể. Cũng chính vì vậy mà trên cơ sở các đánh giá, Dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường một cách khả thi.

3.2.2. Về độ tin cậy của các đánh giá

Công cụ và các phương pháp được sử dụng để Đánh giá tác động môi trường, đây là các phương pháp phổ biến nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học và khách quan về các tác động có thể xảy ra trong từng giai đoạn, cho từng đối tượng. Độ chính xác và tin cậy của các phương pháp này là rất cao.

Ngoài các phương pháp nêu trên, để có số liệu đối chứng với thực tế, chúng tôi còn tham khảo các số liệu về quan trắc môi trường ở các dự án có quy mô và điều kiện tương tự.

Để có được các số liệu chính xác trong quá trình hoạt động của Dự án, Chủ đầu tư phải thực hiện chương trình giám sát môi trường và trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm, hạn chế các tác động môi trường không mong muốn.

--- CHƯƠNG IV

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng 4.1.1.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải

a. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí

* Đối với bụi phát sinh từ hạng mục san lấp tạo mặt bằng

Các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện để hạn chế bụi phát sinh từ các hạng mục san lấp mặt bằng, thi công xây dựng Dự án:

- Làm hàng rào tôn cao 3m bao quanh khu vực dự án để hạn chế bụi phát tán ra các khu vực xung quanh.

-Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu san nền phải có các tấm bạt che phủ vật liệu bên trên nhằm hạn chế tối đa các tác động do bụi khuếch tán.

-Tiến hành san ủi vật liệu, đầm nén ngay sau khi được tập kết xuống mặt bằng để giảm tối đa sự khuếch tán vật liệu san nền do tác dụng của gió.

-Áp dụng biện pháp phun ẩm trong quá trình san ủi mặt bằng. Vào những những thời điểm có nắng to và gió cần phun ẩm mỗi ngày ít nhất là 2 lần (8h và 13h). Tiến hành phun nước trên các đoạn đường gần khu công trường, nơi có các xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu đi qua.

* Đối với bụi, khí thải phát sinh từ công tác vận chuyển vật liệu ra vào dự án

Trong giai đoạn thi công, khí thải sinh ra do hoạt động của các động cơ bao gồm: CO, NOx, SO2, khói đen, hơi hydrocacbon. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào chất lượng đường giao thông, chủng loại xe và chế độ hoạt động của động cơ. Các giải pháp chủ yếu để giảm thiểu các tác động này là:

-Yêu cầu các nhà thầu xây dựng cũng như các nhà thầu phụ liên quan khác không sử dụng các loại phương tiện không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm (TCVN 5947-

1996) đối với các phương tiện vận tải đường bộ và phải thường xuyên giám sát các

yêu cầu này;

-Bố trí thời gian vận chuyển của các phương tiện hợp lý để giảm thiểu tác động của khí thải. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của các nhà thầu, thực hiện các biện pháp phụ trợ như phun nước tại các đoạn đường dễ phát sinh bụi, đặc biệt là các khu vực gần khu dân cư, các vị trí xây dựng, nơi tập kết vật liệu và các đoạn đường cắt ngang qua khu dân cư (đặc biệt trong những ngày khô nóng);

---

- Thường xuyên bảo dưỡng các loại xe và thiết bị xây dựng để giảm tối đa lượng khí thải ra;

-Thay đổi nhiên liệu, dùng loại có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn; -Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của các động cơ

-Không được chở quá trọng tải qui định;

-Trang bị các thiết bị an toàn lao động cá nhân cho công nhân như mũ, mặt nạ, quần áo bảo hộ lao động…

-Tổ chức rửa bánh xe khi ra vào công trường để giảm thiểu lượng bụi phát sinh

* Đối với bụi sinh ra từ quá trình xây dựng

- Dùng bạt lưới che chắn tại các tầng đang xây dựng để hạn chế lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư 4 phía của công trình.

b. Đối với nguồn ô nhiễm nước thải

Trước khi tiến hành thi công xây dựng chủ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải xung quanh khu vực thực hiện dự án để đảm bảo vấn đề thoát nước chung của khu vực. (Theo kiến nghị của nhân dân xung quanh thông qua cuộc họp dân tại nhà văn hóa khối 15 ngày 10 tháng 03 năm 2001).

Giai đoạn thi công xây dựng do khối lượng công việc lớn, thời gian kéo dài (02 năm), lực lượng thi công tập trung tại công trường tùy theo đặc thù công việc nên đơn vị thi bố trí ở nhà tạm cấp 4 ngay tại công trường cùng với các công trình đảm bảo sinh hoạt như: Nhà vệ sinh, nhà tắm, bể tự hoại 3 ngăn… để đảm bảo vẫn đề vệ sinh môi trường do nước thải của công nhân sinh ra. Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày ước khoảng 2,55 m3/ng.đ, nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy cao nên phải được thu gom xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra ngoài môi trường.

Nhà vệ sinh được thiết kế có bể xử lý tự hoại (3 ngăn), nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy chất cặn lắng trong điều kiện yếm khí, hiệu quả xử lý chất lơ lững, BOD5 đạt 65 -70%, sau đó mới thải ra mương thoát nước chung của khu vực bằng ống PVC. * Tính toán thể tích Bể tự hoại: - Thể tích bể tự hoại: W = W1 + W2 + W1: Thể tích phần lắng nước của bể (m3). + W2: Thể tích phần chứa bùn (m3). - Thể tích phần lắng: Wl = a × N × T (m3) Trong đó:

a - Tiêu chuẩn thải nước (m3/người/ng.đ) (lấy a = 0.085 ) N - Số người (N= 30 người)

---

T - Thời gian lưu tại bể (2 ngày) - Thể tích phần chứa bùn: W2 = b × N (m3) Trong đó:

b - Tiêu chuẩn ngăn chứa bùn (m3/người) (chọn b= 0,05) N- Số người (N= 100 người)

Thay vào ta được:

W = (0,085 x 30 x 2) + (0,05 x 30) = 6,6 (m3)

- Thể tích ngăn thứ nhất N1 = 50%W = 3,3 (m3)

- Thể tích ngăn thứ 2 và thứ 3 ( N2 và N3)= 50%N1 = 3,3 (m3)

Như vậy, trong giai đoạn xây dựng dự án sẽ xây dựng 1 bể tự hoại có thể tích chọn bằng W = 7m3 để xử lý. Được đặt ở phía Đông Nam của dự án tại khu đất giáp đường An Dương Vương. Nhà vệ sinh này sẽ bị thoát dỡ khi dự án đi vào hoạt động.

c. Đối với nguồn ô nhiễm chất thải rắn

- Chất thải rắn do hoạt động bóc lớp hữu cơ: Cây bụi, đất, đá...sẽ được đơn vị thi công vận chuyển đến bãi rác xây dựng của thành phố Vinh tại phường Vinh Tân để xử lý.

- Chất thải rắn xây dựng: Như gạch vỡ vụn, cát sỏi, bê tông... cùng với lượng đất khi đào tầng hầm của tòa nhà (chung cư 12 tầng) sẽ được vận chuyển đi đổ thải tại bãi thải xây dựng tại phường Vinh Tân (theo quy hoạch bãi thải chất thải xây dựng của thành phố);

- Đối với rác thải như đất, đá rơi rãi trong quá trình xây dựng cơ bản chủ đầu tư tổ chức một đội vệ sinh thu gom, dọn sạch vào cuối ngày tận dụng làm vật liệu san nền và một phần tập kết về bãi rác thải xây dựng của thành phố..

- Đối với chất thải rắn là kim loại, nhựa, giấy, bao bì được thu gom, phân loại bán phế liệu. Phần không sử dụng được đổ thải cùng với rác thải sinh hoạt tại nơi quy định;

- Đối với rác thải sinh hoạt: Rác thải của công nhân phải được gom vào các thùng đựng có nắp đậy đặt tại nơi quy đinh (Bố trí 1 thùng rác tại khu vực lán trại của công nhân). Đơn vị thi công sẽ hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị thành phố Vinh vận chuyển tới bãi xử lý rác Nghi Yên để xử lý.

- Đối với chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng: Do khu vực công trường gần trung tâm thành phố, nên không bố trí khu vực sữa chữa máy móc trong công trường nên chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động này không đáng kể.

--- 4.1.1.2. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải

a. Đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn

Khi thi công khu vực dự án sử dụng các loại xe như: Máy ủi, máy xúc, các phương tiện chuyên chở vật tư sẽ hoạt động tạo nên ô nhiễm tiếng ồn cần:

- Thiết kế giảm độ rung cho thiết bị, trang bị thêm các thiết bị vỏ bao cách âm, gắn thêm hệ thống giảm âm cho lối ra của máy phát điện;

- Khống chế số lượng thiết bị thi công trong giới hạn tiếng ồn cho phép theo quy định;

- Bố trí thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc vào giờ nghỉ của dân cư, hạn chế vận chuyển vật liệu trên các tuyến giao thông vào giờ cao điểm, quy định tốc độ hợp lý cho các loại xe để giảm tối đa tiếng ồn phát sinh, đặc biệt khi đi qua khu dân cư hoặc vào giờ nghỉ. Ngoài ra, các máy móc có tiếng ồn lớn sẽ không vận hành vào đêm khuya;

- Trang bị dụng cụ chống ồn cho các công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn cao; - Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, xe, đồng thời không sử dụng các loại đã cũ;

- Kiểm tra mức độ ồn trong khu vực thi công để đặt lịch thi công cho phù hợp và đạt mức độ ồn cho phép;

- Nhà thầu xây dựng sẽ xây dựng tấm che bằng tôn cao 3m, vây bạt lưới kín, trồng dải cây xanh có tán lá um tùm xung quanh khu đất của Dự án. Ngoài tác dụng bảo vệ, các tường bao này sẽ giảm thiểu phát thải bụi và tiếng ồn ra các khu vực xung quanh.

b. Đối với nguồn ô nhiễm do rung động

- Chống rung tại nguồn: Tùy theo từng loại máy móc cụ thể để có biện pháp khắc phục như: Kê cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực, sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,…

- Chống rung lan truyền: Dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung (hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su,…), sử dụng các dụng cụ cá nhân chống rung,…

- Bố trí cự ly của các thiết bị có cùng độ rung để tránh cộng hưởng.

c. Đối với nguồn ô nhiễm môi trường đất

-Tạo hướng thoát nước tốt, không để xói mòn.

-Xử lý nước thải sinh hoạt công nhân đạt tiêu chuẩn, không thải trực tiếp xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất.

---

Một phần của tài liệu tác động môi trường dự án xây dựng Khu nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w