Ngoài việc chỉ ra khiếm khuyết của quá trình tinh chế không xử lý hết tạp chất khiến lượng cặn cacbon trong nhiên liệu cao dễ gây hỏng động cơ, đề tài còn hoàn thiện qui trình pha chế hỗn hợp biodiezel - diezel ở quy mô công nghiệp và pha chế được 20.000 lít biodiezel B5. Sản phẩm này chạy thử nghiệm với các động cơ với quãng đường trên 30.000 km cho kết quả tốt hơn so với dầu diezel.
Việt Nam đang ứng dụng nhiên liệu sinh học chủ yếu là xăng pha cồn và nhiên liệu sinh học làm từ mỡ cá pha với dầu diezel. Việc xuất khẩu cá tra và cá basa ở nước ta mỗi năm một tăng, kèm theo đó là phụ phẩm mỡ cá thải ra rất lớn. Ước tính, nguồn nguyên liệu mỡ cá tới hơn 5 triệu tấn mỗi năm.
Từ năm 2007, đã có bốn cơ sở tự nghiên cứu sản xuất diezel từ mỡ cá ở qui mô pilot thử nghiệm, nhưng khi đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tế đã gây hỏng máy móc. Trước thực tế đó, Viện hóa học công nghiệp đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất và thử nghiệm hiện trường nhiên liệu sinh học từ mỡ cá nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn biodezel ở Việt Nam”.
Đây là đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước do tiến sĩ Vũ Thị Thu Hà, phó giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về lọc hóa dầu, Viện hóa học công nghiệp làm chủ nhiệm.
Đề tài thu thập các mẫu biodiezel của bốn cơ sở tự sản xuất ở miền Nam. Phân tích đánh giá chất lượng mẫu sản phẩm thu thập trên thị trường bằng các phương pháp thử nghiệm ở Việt Nam và gửi mẫu đến hai phòng thí nghiệm độc lập trên thế giới phân tích.
Kết quả, sản phẩm biodiezel của bốn cơ sở sản xuất ở miền Nam không đạt chuẩn chất lượng theo qui định của dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam.
Tạo ra dòng sản phẩm mới
Theo tiến sĩ Vũ Thị Thu Hà, các sản phẩm biodiesel của bốn cơ sở miền Nam không đạt tiêu chuẩn chất lượng là do chỉ tiêu cặn cacbon của các cơ sở cao trên 0,1%. Trong khi tiêu chuẩn của Việt Nam cao nhất là 0,05%. Độ nhớt cũng không đạt tiêu chuẩn nhiên liệu sinh học. Nguyên nhân là do giai đoạn chuyển hóa nhiên liệu thành biodiesel và quá trình tinh chế không xử lý hết tạp chất.
Từ các kết quả trên, các nhà khoa học đã thực hiện cách tách chất rắn, tách nước, chuyển hóa axit béo tự do mới và sản xuất được 1.000 kg biodiezel từ mỡ cá ba sa. Từ đó, hoàn thiện qui trình pha chế hỗn hợp biodiezel - diezel ở qui mô công nghiệp và đã tạo ra gần 20.000 lít biodiezel B5.
Sản phẩm được ứng dụng chạy thử nghiệm trên ba ôtô với quãng đường 10.000 km mỗi xe. Sau đó chạy đại trà trên 6 ô tô với quãng đường trên 30.000km mỗi xe. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu thử nghiệm đối với nhiên liệu
sinh học B5 đều tốt hơn diezel, khẳng định việc sản xuất biodiezel từ mỡ cá ở Việt Nam.
Biodiezel là một dạng nhiên liệu sinh học. Biodiezel có thể được sử dụng cho xe buýt, xe tải nặng, các phương tiện cho ngành đường sắt, nông nghiệp, xây dựng, thậm chí hệ thống sưởi trong gia đình và máy phát điện. Với xu hướng diezel hoá động cơ, hiện nay có khoảng 28 quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất biodiezel.
Hiện tại, phòng thí nghiệm đã tiến hành trồng thử nghiệm 50ha và dự kiến sẽ trồng trên diện tích khoảng 100.000ha. Kết quả chiết xuất ban đầu cho thấy, các mẫu biodiesel được sản xuất từ cây jatropha hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về nhiên liệu sinh học. Như vậy, trong một vài năm tới, nếu nhân rộng diện tích trồng cây jatropha ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất biodiesel đạt TCVN. Bên cạnh đó, cùng với việc chiết xuất thành công glycerin và chế biến bã của cây jatropha thành thức ăn gia súc hoặc phân bón, chúng ta có thể tận thu nguồn nguyên liệu, góp phần hạ giá thành sản phẩm biodiesel.
Để tạo dựng hành lang pháp lý cho việc sử dụng nhiên liệu biodiesel, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về loại nhiên liệu biodiesel (TCVN 7717-07). Ông Vũ Văn Diện, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, cho biết: Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang tiến hành nghiên cứu để công bố quy chuẩn kỹ thuật về loại nhiên liệu này. Các doanh nghiệp sản xuất cần kiểm tra chất lượng nhiên liệu biodiesel theo tiêu chuẩn Việt Nam trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
TS Hà cho biết thêm, việc dùng nguyên liệu biodiesel cần tuân thủ chặt chẽ chất lượng nhiên liệu biodiesel pha và mức 5%. Với những lợi thế về môi trường và nguồn nguyên liệu ổn định, biodiesel đáng được cân nhắc để trở thành một trong
những loại nhiên liệu của tương lai. 1.4.5.2. Sử dụng ethanol sinh học
Trước thực trạng xăng ethanol giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường và được thế giới sử dụng rộng rãi nhưng lại chưa được cấp phép sử dụng ở Việt Nam, chiều 22/10, các nhà khoa học, nhà sản xuất đã cùng đại diện Hiệp hội taxi Hà Nội… đã có cuộc tọa đàm tại báo Khoa học và Đời sống về việc “Tại sao chưa sử dụng xăng ethanol ở Việt Nam”.
Ngày 15/9, ngoài việc thử nghiệm trên 50 taxi của Hiệp hội Taxi Hà Nội, xăng A92 pha 5% ethanol của Công ty cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) – thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia – còn được bán ra thị trường. Tuy nhiên, 6 ngày sau, Bộ Công thương chỉ đạo tạm ngừng bán xăng ethanol do chưa kết thúc quá trình thử nghiệm cũng như chưa có quy chuẩn về loại xăng này.
Là đơn vị tiên phong đưa xăng pha 5% cồn ethanol (E5) ra thị trường, Tổng giám đốc PVB Vũ Thanh Hà cho biết, nước ngoài đã dùng xăng ethanol từ năm 1970 và PVB chỉ copy cách làm của thế giới để áp dụng ở Việt Nam. Trong hơn một tháng, mỗi ngày công ty bán 1.000 lít cho 50 xe taxi chạy thử nghiệm và ở tuần đầu, xe của cá nhân vào mua chừng 30 khối.
“Việc thử nghiệm hiện trường đối với xăng E5 hiện nay chỉ là giai đoạn cuối. Trước đó, chúng tôi đã nghiên cứu, pha mẫu và test trong phòng thí nghiệm, tiếp đó thử mẫu trên các loại phương tiện, rồi thử trên động cơ một xi lanh, thử trên động cơ ô tô trên băng. Hiện nay, ngoài kiểm tra về mặt kỹ thuật và, chúng tôi muốn xem người sử dụng đánh giá thế nào về sản phẩm”, ông Hà nói.
Hình 1.10: Xăng ethanol bán thử nghiệm năm 2008CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN MÔ HÌNH KHẢO