Chất thải rắn

Một phần của tài liệu Xây dựng Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Á Châu (Trang 34 - 35)

V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Q =0,75 x 3,78x10 8x 18715 = 530,57 x 10-6 m3/s

5.1.3. Chất thải rắn

a. Trong giai đoạn thực hiện dự án

Chất thải rắn thông thường:

Trong giai đoạn thi công dự án, chất thải rắn sinh ra bao gồm: Đất cát, cốp pha, vữa xi măng, phế thải, các phế liệu của công trình... và rác thải sinh hoạt của lực lượng lao động thi công trên công trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, bồi lấp các tuyến cống thoát nước mưa trong khu vực nếu không được thu gom và xử lý kịp thời.

Phế thải xây dựng, một phần được sử dụng lại trong công việc san nền cho một số khu vực, phần còn lại sẽ được vận chuyển đến nơi tập kết các phế liệu xây dựng để xử lý theo đúng quy định.

Chất thải rắn sinh hoạt trên công trường mặc dù lượng không nhiều nhưng đây lại là nguồn thải có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Định mức chất thải sinh hoạt phát sinh là 1kg. (1 kg là định mức thải của 1 người trong 1 ngày – Nguồn: Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường, BTNMT, 2008). Trong thời gian thi công ước tính sẽ có khoảng 100 người (tại thời điểm tập trung cao nhất) sẽ tạo ra khoảng 100kg/ngàyđêm chất thải rắn mỗi ngày. Lượng chất thải này sẽ được thu gom, vận chuyển đến nơi quy định. Trên công trường cũng cho lắp đặt các nhà vệ sinh kiểu tự hoại di động để đảm bảo vệ sinh môi trường nên các tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường trong giai đoạn thi công có thể coi là không đáng kể.

Với các biện pháp thu gom, chứa và vận chuyển như trên kết hợp những biện pháp quản lý sẽ hạn chế sự ảnh hưởng của các loại rác và chất thải rắn trong quá trình xây dựng đến môi trường.

Chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Xây dựng Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Á Châu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w