Tất cả xe cộ và người đi vào đường dẫn tới khu Nhà máy đều qua một trạm kiểm tra. Người gác hay người cân xe sẽ kiểm tra sơ bộ rác và quyết định cho xe rác được đi vào nhà máy hay không. Tất cả các xe chở rác được phép vào sẽ đi qua trạm cân và được cân. Số liệu thích hợp cho từng chuyến được ghi lại. Khi đi ra khỏi khu bãi, mỗi xe được cân lại để biết trọng lượng ròng của từng chuyến xe rác đã đổ.
Kích cỡ nguyên liệu giúp xác định nguyên liệu đó sẽ làm phân Compost tốt như thế nào. Các miếng nguyên liệu lớn sẽ không thành phân compost nhanh bằng các miếng nhỏ. Nguyên liệu càng nhỏ thì càng có thêm diện tích bề mặt để vi khuẩn tấn công vào và do vậy, quá trình thành phân compost của nguyên liệu nhanh hơn. Tất cả nguyên liệu còn lại trên băng tải nhặt rác sẽ đi thông qua lớp vách mở và chuyển tới bàn máy để cắt. Máy cắt đưa các nguyên liệu được cắt nhỏ xuống sàn bê tông để lưu vào kho ngay trước khi đem trộn.
4.4.3 Trộn rác
Trạm trộn gồm có máy nghiền trộn lớn được tiếp nguyên liệu từ một băng tải chuyển nguyên liệu đến từ các thùng chứa nguyên liệu. Việc thỉnh thoảng kiểm nghiệm mỗi loại nguyên liệu là cần thiết để xác định việc trộn nguyên liệu như mong muốn. Mỗi loại nguyên liệu đưa ra từ thùng chứa đều được đo như thiết kế máy trộn yêu cầu. Một người vận hành máy xúc bổ sung thêm nguyên liệu khi chúng được sử dụng hết trong mỗi thùng nguyên liệu.
Máy trộn đang nhận nguyên liệu từ máy tiếp liệu
Máy tiếp liệu
Các chất phụ gia cần để bổ sung cacbon và thiết lập tỉ lệ Cacbon/Nitơ tối ưu. Bên cạnh đó, các chất phụ gia còn dùng để tạo FAS (không gian trống cho không khí hoạt động) để không khí lưu thông và làm khô nguyên liệu. Trong trường hợp sử dụng chất phụ gia khô, nó còn dùng để hấp thụ trực tiếp độ ẩm còn dư.
Trong suốt chuyến đi tham quan của đoàn Lemna, một vài loại nguyên liệu phụ gia để trộn vào phân compost đã được kiểm nghiệm, gồm có lá bắp, vỏ đậu nành, mùn cưa, bã mía và trấu, những loại nguyên liệu vốn dồi dào ở đất nước có thế mạnh về nông nghiệp này. Các mẫu chất phụ gia tiềm năng đã được lựa chọn và kết quả phân tích kiểm nghiệm sơ khởi được trình bày dưới đây. Chúng tôi dự định sử dụng trấu và rơm, bổ sung bằng mùn cưa.
Bảng 4.1: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm các mẫu phụ gia tiềm năng tháng 11 và tháng 12 năm 2001 Thông số Đơn vị Vỏ bắp Bã mía Vỏ đậu phộng Mùn cưa Than bùn Rơm Trấu Ngày 12/5 12/5 12/5 12/5 12/5 11/8 11/8 Độ ẩm % 78,8 76,5 12,1 25,1 44,3 10,4 11,4 Tro % (trọng lượng khô) 3,3 3,0 6,9 4,0 37,2 16,2 19,8 Tổng
Nitơ (trọng lượng khô)g/kg 17,0 4,4 12,1 4,0 14,0 1,8 1,7 Protêin
thô (trọng lượng khô)g/kg 27,7 9,2 29,5 9,2 18,4 14,3 13,4 Linhin
g/kg
(trọng lượng khô) 20,7 24,5 30,7 16,5 29,4 2,4 1,2
4.4.4 Ủ phân
Các ống làm phân Compost được sử dụng trong Hệ Thống Composting Lemna là các bao hàm lượng polythene thấp có đường kính 3 mét và chiều dài lên đến 60 mét. Mỗi bao sẽ chứa đến 210 tấn phân Compost.
Năm 2030 lượng rác ủ phân là 3881558.2 tấn, lượng rác này quá lớn, nếu chỉ xây dựng một nhà máy ủ phân Compost thì diện tích đất sử dụng rất lớn, trong khi đó quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh không còn nhiều. Do đó ta chia thành bốn nhà máy tại các quận huyện sau: Thủ Đức, Củ Chi, Nhà Bè, quận 12. Công suất trung bình mỗi nhà máy là 970389 tấn.
Thời gian ủ: 49 ngày. Trung bình 1 năm ủ được 7 đợt Số bao cần thiết để ủ cho mỗi nhà máy là:
970389
660 ( )7 210 = bao 7 210 = bao
×
Chia số bao ủ phân làm tám hàng, mỗi hàng 82 bao
Khoảng cách giữa 2 bao là 2m, khoảng cách giữa các hàng là 12m (khoảng cách đủ đặt các thiết bị chế biến phân)
4.4.4.1 Đưa nguyên liệu vào bao bằng máy đóng bao đặc biệt
Hệ Thống Composting Lemna sử dụng các bao gồm 3 lớp nilong làm bằng chất dẻo polythene và các máy đóng bao thích hợp với ngành công nghiệp dự trữ thức ăn gia súc. Một máy trộn, xe tải hay xe chất rác đưa nguyên liệu đã chuẩn bị vào một bàn đưa vật
liệu, băng chuyền hay vào một cái phễu. Từ đây, nguyên liệu được chuẩn bị được đưa vào bộ phận nén trên máy đóng bao. Áp lực nén có thể được kiểm soát bởi vì áp lực cần thiết phụ thuộc vào loại nguyên liệu và vào bề mặt thiết bị đang chạy trên đó. Nói chung, một loại nguyên liệu quá ẩm ướt, có kích cỡ vừa phải sẽ có thể kết lại thành một khối cô đặc hơn là nguyên liệu khô hơn và chắc chắn hơn. Mục tiêu là một khối được kết lại có đủ không gian cho không khí vào (FAS) để cho phép không khí xâm nhập vào tất cả các phần của bao.
Mặt Trước Của Máy Đóng Bao
4.4.4.2 Lắp đặt hệ thống thông khí
Vận tốc thổi khí cho quá trình ủ phân thường trong khoảng 5 –10m3 khí/tấn nguyên liệu/h. Chọn 7m3 khí/tấn nguyên liệu/h
Với bao 210 tấn có hệ thống thổi khí cho từng bao có công suất: 7 x 210 = 1470 (m3/h)
Trong suốt quá trình đưa nguyên liệu vào bao, ống đã đục lỗ được lắt đặt cùng với nguyên liệu chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của bao. Đường kính của ống và việc đục lỗ được thiết kế cùng với máy quạt gió để cung cấp không khí cần thiết vào nguyên liệu trong suốt quá trình ủ phân.
Việc thiết lập máy quạt gió và bảng thông khí sau đây nên được sử dụng chỉ như một sự hướng dẫn. Các thiết lập máy quạt gió thực sự sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ đo được. Các mức nhiệt độ thông thường có thể được duy trì bằng cách gia tăng lượng thời gian hoạt động của máy quạt gió. Khi nhiệt độ tiếp tục giảm, nguyên liệu đang tiến tới giai đoạn hoàn tất và cách làm khô có thể được bắt đầu để chuẩn bị cho bao để sàng lọc. Một số nguyên liệu có lượng cacbon cao sẽ duy trì tốt nhiệt độ cao ngoài giai đoạn trước. Trong trường hợp này, những hoạt động thiết lập máy quạt gió không nên được điều chỉnh cho đến khi các mức nhiệt độ giảm xuống. Các bảng sau đây trình bày các ví dụ của các khí hậu ôn hòa. Do mức nhiệt độ của Việt Nam cao hơn nên theo dự đoán, chu trình làm phân compost sẽ được rút ngắn xuống còn từ 6 đến 8 tuần chứ không phải từ 10 đến 12 tuần. Nhiệt độ của phân compost sẽ được kiểm tra cẩn thận và theo đó các thông số về máy quạt gió được điều chỉnh.
Bảng 4.2 Hướng dẫn thiết lập máy quạt gió