Mật độ tinh trùng đƣợc kiểm tra bằng buồng đếm hồng cầu Haematocymeter theo phƣơng pháp pha loãng của Milovanov, Chemieau [6]. Tinh dịch đƣợc pha loãng trong ống pha loãng hồng cầu với bội số hòa loãng thấp nhất là 1:1000 (hút tinh đến vạch 0,1 sau đó hút nƣớc đến vạch 101), lắc đều và bỏ vài giọt tinh dịch pha loãng ban đầu trong ống hút, sau đó nhỏ một giọt vào buồng đếm, đua tấm kính lên kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần để đếm. Đếm tinh trùng trong các ô đếm hồng cầu (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa, mỗi ô có 16 ô nhỏ, mỗi ô nhỏ có diện tích 0,00025 mm2 và độ sâu 0,1 mm ). Đếm tinh trùng theo đầu, từng hàng, hết hàng nọ đến hàng kia theo hình chữ chi. Những tinh trùng nằm trên cạnh ô nhỏ chỉ đếm hai cạnh (thƣờng là cạnh trên và cạnh phải). Nếu tinh trùng tụ thành đám phải làm lại.
Công thức tính mật độ tinh trùng/ml tinh dịch:
𝑀 = 𝐴∗4000∗𝑅∗1000
80
Trong đó:
M: mật độ tinh trùng trong 1 ml tinh dịch (tế bào/ ml) A: tổng số tinh trùng trong 80 ô đếm
R: hệ số pha loãng tinh dịch
4000: nghịch đảo thể tích của 1 ô nhỏ 80: số ô vuông nhỏ để đếm
Các dữ liệu về mật độ tinh trùng cũng đƣợc thể hiện thông qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Mật độ trung bình tinh trùng qua 3 đợt thí nghiệm (*109 tb/ml) Đợt thí nghiệm Mật độ/ lần đếm Mật độ trung bình
1 2 3
1 23,5 22,6 23,7 23,2±0,6a
2 20,6 21,8 20,3 20,9±0,8a
3 23,8 22,9 21,7 22,8±1,1a
Các chữ cái ghi cùng một cột giống nhau thì không sai khác thống kê (P>0,05)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy mật độ tinh trùng qua 3 đợt làm thí nghiệm là không sai khác nhau (P>0,05). Mức chênh lệch không cao lắm, mật độ trung bình của cả 3 đợt là 22,3±0,2*109
tb/ml.
Tóm lại, thông qua bảng 2.1, 2.2, 2.3 thì chất lƣợng tinh đƣợc đƣa vào sử dụng rất phù hợp cho nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá chép trong nitơ lỏng.