Chức năng các chân của vi điều khiển 89C

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều khiển cụm truyền động ô tô điện (Trang 33 - 36)

U 1 L M 7 8 0 5 C / T O

2.11.3.Chức năng các chân của vi điều khiển 89C

Vi điều khiển 89C51 có tất cả 40 chân có chức năng như các đường xuất nhập. Trong đó có 24 chân có tác dụng kép (có nghĩa là 1 chân 2 chức năng), mỗi đường có thể hoạt động như đường xuất nhập điều khiển hoặc là thành phần của các bus dữ liệu và bus địa chỉ để tải địa chỉ và dữ liệu khi giao tiếp với bộ nhớ ngoài.

a. Các port:

 Port 0 là port có 2 chức năng với số thứ tự chân 32-39.

Trong các hệ thống điều khiển đơn giản sử dụng bộ nhớ mở rộng bên trong không dùng bộ nhớ mở rộng bên ngoài thì Port 0 được dùng làm các đường điều khiển IO (Input-Output).

Trong các hệ thống điều khiển sử dụng bộ nhớ sử dụng bên ngoài thì Port 0 có chức năng là bus địa chỉ và bus dữ liệu AD7-AD0.

 Port 1 với số thứ tự chân 1-8.

Các chân được kí hiệu P1.0, P1.1, P1.2,...P1.7 có thể dùng cho giao tiếp với các thiết bị ngoài để điều khiển xuất nhập, port 1 không có chức năng khác.

Trong các hệ thống vi điều khiển đơn giản sử dụng bộ nhớ bên trong không sử dụng bộ nhớ bên ngoài thì port 2 được dùng làm các đường vi điều khiển IO (Input-Output).

Trong các hệ thống điều khiển lớn sử dụng bộ nhớ mở rộng bên ngoài thì port 2 có chức năng là bus địa chỉ cao A8-A15.

 Port 3 là port có 2 chức năng với số thứ tự chân 10-17. Các chân của port này có nhiều chức năng.

+P3.0 /RxD: Ngõ vào nhận dữ liệu nối tiếp. +P3.1/TxD: Ngõ vào xuất dữ liệu nối tiếp. +P3.2/INT0: Ngõ vào ngắt cứng thứ 0. +P3.3/INT1: Ngõ vào ngắt cứng thứ 1.

+P3.4/T0: Ngõ vào của TIMER/COUNTER thứ 0. +P3.5/T1: Ngõ vào của TIMER/COUNTER thứ 1.

+ P3.6/WR: Tín hiệu điều khiển ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài. + P3.7/RD: Tín hiệu điều khiển đọc dữ liệu từ bộ nhớ ngoài. b. Các ngõ tín hiệu điều khiển:

 Ngõ tín hiệu PSEN (Program store enable):

PSEN là tín hiệu ngõ ra ở chân 29 có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng thường nối đến chân OE (Output Enable) của Eprom cho phép đọc mã lệnh.

PSEN ở mức thấp trong thời gian vi điều khiển 89S51 lấy lệnh.Các mã lệnh của chương trình đọc từ Eprom qua bus dữ liệu và được chốt vào thanh ghi lệnh bên trong 89S51 để giải mã lệnh.

Khi 89S51 thi hành chương trình trong EPROM thì PSEN ở mức logic 1.  Ngõ tín hiệu EA ( External Access ):

Tín hiệu vào EA ở chân 31 thường nối lên mức 1 hoặc mức 0.

Nếu nối EA lên mức logic 1 (+5V) thì vi điều khiển 89S51 sẽ thi hành chương trình từ EFROM nội trong khoảng địa chỉ thấp 4 Kbyte.

Nếu nối EA với mức logic 0 (mass) thì vi điều khiển 89S51 sẽ thi hành chương trình từ bộ nhớ mỡ rộng.

 Ngõ tín hiệu RST (Reset) :

Ngõ vào RST ở chân 9 là ngõ vào của 89S51. Khi ngõ vào tín hiệu này đưa lên mức cao ít nhất là 2 chu kì máy, các thanh ghi bên trong được nạp những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống. Khi cấp điện cho hệ thống thì mạch tự Reset.

 Các ngõ vào bộ dao động XTAL1, XTAL2:

Bộ dao động được tích hợp bên trong 89S51, khi sử dụng 89S51 người ta chỉ cần kết nối thêm tụ thạch anh. Tần số tụ thạch anh thường được sử dụng cho 89S51 là 12 MHz.

 Chân 40 (Vcc) được nối lên nguồn 5V.

2.11.4.Tìm hiểu phần mềm SPKT-C5.2

Hiện nay, có nhiều ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển. Tùy vào thế mạnh mỗi người lập trình mà chọn một ngôn ngữ lập trình riêng cho mình. Trong luận văn này, em chọn hợp ngữ ASEMBLY để lập trình cho vi điều khiển 89C51. Phần mềm SPKT rất dễ sử dụng, lập trình linh hoạt giảm bớt thời gian lập trình.

 Giao diện chính bao gồm

 Thanh Menu bar

 Thanh Tool bar

Hình 2.32: Giao diện chính của phần mềm SPKT

 Cách xác lập các chế độ của chương trình:

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều khiển cụm truyền động ô tô điện (Trang 33 - 36)