Về nguyên tắc, mỗi nhãn với khuôn dạng cố định được gán vào phía trước mỗi gói dữ liệu trên đường vào trong mạng MPLS. Tại mỗi vị trí Hop ngang qua mạng, gói tin được định tuyến dựa trên giá trị của giao diện đầu vào và nhãn, và
được gửi đi tới giao diện bên trong với một giá trị nhãn mới. Tại các bộ định tuyến, nơi xảy ra việc gán các nhãn cho các gói tin được gọi là các bộ định tuyến biên nhãn LERs, và đối với các bộ định tuyến thay đổi và hệ thống chuyển mạch mà sử dụng các nhãn đó để truyền lưu lượng đi được gọi là các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSRs. Đường chuyển mạch nhãn LSP là một đường cụ thể mà gói tin hoặc luồng lưu lượng truyền qua mạng dựa vào các nhãn đã được gán cho các gói tin hoặc luồng trước đó. MPLS mang lại những lợi ích to lớn hỗ trợ cho các phương pháp định tuyến đang tồn tại trong mạng được chỉ ra dưới đây:
9 Chuyển tiếp đơn giản: chuyển mạch nhãn cho phép chuyển tiếp gói tin một cách chính xác dựa trên sự tương hợp đối với từng nhãn có chiều dài cố định hiệu quả hơn so với dựa trên sự tương hợp về thuật toán áp dụng cho địa chỉ như đã được sử dụng trong cơ chế chuyển tiếp dữ liệu thông thường.
9 Khả năng định tuyến hiệu suất cao: MPLS cho phép bộ định tuyến hiện được thực hiện tại thời điểm mà đường chuyển tiếp nhãn được thiết lập và không áp dụng cho từng gói tin riêng biệt.
9 Điều khiển lưu lượng: MPLS có khả năng điều khiển tải dựa trên các đường truyền và các bộ định tuyến luôn cân bằng thông suốt trong mạng. Đây là chức năng quan trọng trong mạng MPLS, nơi đường truyền luân phiên luôn luôn khả dụng.
9 Sắp xếp các gói tin IP trong các lớp chuyển tiếp tương đương FEC: MPLS cho phép sắp xếp các gói tin IP trong các FEC chỉ thực hiện tại đầu vào của MPLS. Trong trường hợp định tuyến dữ liệu, các gói tin IP sẽ được sắp xếp theo mức dịch vụ và yêu cầu thâm nhập gói tin sẽ dựa trên địa chỉ nguồn và địa chỉ đích và giao diện phía đầu vào.