Lập trình với CodeVisionAVR:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PID TRONG ĐIỀU KHIỂN CON LẮC NGƯỢC (Trang 33 - 40)

C ấu trúc cơ bản của vi điều khiển AVR được thể hiện ở hình 4.2.

4.3.1.Lập trình với CodeVisionAVR:

CodeVision là phần mềm có giao diện thân thiện với người dùng. Các phần của CodeVision đều dễ dàng sử dụng và người dùng có thể quen với các thao tác sau 1 vài lần thực hiện. Phần lớn các chức năng như tạo File, mở/đóng File, lưu File,… đều không có sự khác biệt với các phần mềm chạy trên nền Windows. Do đó, người dùng dễ dàng làm quen và sử dụng CodeVision một cách thành thạo.

Các thao tác quan trọng trong khi sử dụng CodeVision: - Tạo File mới:

Hình 4.3 – Hp thoi New File

Nhấn chọn Source và chọn OK, màn hình soạn thảo sẽ hiện ra với tên file là untiltled.c. Người lập trình có thể lưu file với tên khác tùy chọn.

- Tạo một Project mới:

Nhấn File/New, xuất hiện hộp thoại:

Hình 4.4 – Hp thoi New File

Chọn Project và OK, xuất hiện hộp thoại tiếp theo:

Việc tạo project bằng CodeWizard:

Chọn File/New, sau đó chọn Project. Khi xuất hiện hộp thoại Confirm như trên thì chọn Yes để vào CodeWizard. Xuất hiện khung lựa chọn như sau:

Hình 4.6 – Ca s CodeWizard

Các Tab xuất hiện để người lập trình chọn lựa, từ loại chip, tần số xung clock đến việc thiết lập các ứng dụng của AVR như: LCD, ngõ vào / ra, ngắt, timer, counter, giao tiếp I2C, SPI, 1 wire, 2 wire, analog comparator, USART…

Hình 4.7 – Lưu Project

Chọn Generate, Save and Exit. Sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ yêu cầu bạn lưu tên file. Khi đã thực hiện xong các bước trên, chương trình sẽ hiện ra cửa sổ soạn thảo với các

đoạn mã C có sẵn phù hợp với những lựa chọn bạn đã thiết lập trong CodeWizard. Cửa sổ soạn thảo CodeVision:

Hình 4.8 – Ca s son tho CodeVision

Cách viết chương trình trong CodeVision hoàn toàn giống với chương trình C bình thường, từ khai báo thư viện, hàm, biến, con trỏ,… Vì thế, người viết chương trình chỉ

cần biết sử dụng ngôn ngữ C là có thể dễ dàng lập trình với CodeVision.

Khi đã viết xong chương trình, bạn thực hiện soát lỗi bằng cách chọn trên thanh toolbar nút Project/Check Syntax. Nếu có lỗi phát sinh thì chương trình sẽ hiển thị các thông báo ở cửa sổ Message phía dưới.

Khi đã kiểm soát và thấy không có lỗi, bạn Compile chương trình bằng cách nhấn Project/Compile hoặc nhấn F9. Chương trình tựđộng tạo ra file nạp cho vi điều khiển.

4.3.2. Cấu trúc một chương trình viết bằng CodeVisionAVR: // Khai báo các thư viện // Khai báo các thư viện #include<mega32.h> #include<lcd.h> ……… //Thực hiện các chương trình ngắt

//Bao gồm ngắt ngoài, ngắt truyền nhận, ngắt tràn Timer/Counter,…

interrupt [EXT_INT0] void ext_int0_isr(void) {

//Đoạn code trong chương trình ngắt ………

}

//Khai báo biến toàn cục ………

//Khai báo hoặc viết các hàm, chương trình con ………

{

//Khai báo biến cục bộ

………

//Khởi tạo trạng thái ban đầu của vi điều khiển ... //Cho phép ngắt toàn cục #asm(“sei”) //Vòng lặp vô tận while (1) { (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

//Viết code cho chương trình chính };

}

Đặc biệt, khi cần chèn một đoạn code Assembly vào chương trình thì ta thao tác như sau:

#asm

//Đoạn code asm

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PID TRONG ĐIỀU KHIỂN CON LẮC NGƯỢC (Trang 33 - 40)