- Đứ c: Trên đất nước Đức, trước mỗi cửa nhà có 3 thùng nhựa màu khác nhau đen, vàng, xanh Thùng nhựa vàng đựng phế liệu, nhựa ống kim loại và tú
c. Hiện trạng xử lý rác tại thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, tuy đã có nhiều phương pháp và công nghệ xử lý rác được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới, nhưng do một số điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, rác thải đô thị chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp chủ yếu tại hai bãi Đông Thạnh và Gò Cát. Trước đây, công ty xử lý chất thải thành phố với sự tài trợ của Bỉ đã tiến hành sản xuất phân bón từ rác nhưng do không hiệu quả nên đã ngừng hoạt động.
Riêng đối với rác y tế được công ty môi trường đô thị xử lý rác riêng và vận chuyển tập trung về trung tâm xử lý rác y tế Bình Hưng Hòa để xử lý bằng phương pháp đốt.
Hiện nay, rác sinh hoạt và rác xà bần ở thành phố được chôn lấp ở hai bãi rác Gò Cát tại huyện Bình Chánh và bãi rác Phước Hiệp taị huyện Củ Chi.
Bãi chôn lấp Gò Cát nằm tại xã Bình Hưng Hoà- Bình Chánh, là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có diện tích 25 ha, công suất xử lý 2000 tấn rác/ ngày. Tại đây có đặt lớp lót chống thấm, lớp đất phue và tấm che, hệ thống thu gom – xử lý khí thải và nước rỉ rác. Nước thai sau khi được xử lý đổ ra kênh 19/5 (kênh đen)
Bãi chôn lấp Phước Hiệp nằm tại xã Phước Hiệp (Củ Chi), tiếp giáp với tỉnh Long An qua kênh Thầy Cai. Bãi có diện tích được chính phủ duyệt 109 ha, công suất 3000 tấn rác/ ngày. Đây là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, bắt đầu hoạt động năm 2002, nước thải sau khi xữ lý được đổ ra kênh Thầy Cai.
Để xử lý hết lượng chất thải rắn đô thị trong 20 năm tới, thnàh phố HCM triển khai xây dựng khu liên hợp xử lý rác ở 3 xã Phước Hiệp (Củ Chi), xã Đa Phước (Bình Chánh), huyện Thủ Thừa (Long An) với tổng diện tích khoảng 2500 ha. Ngoài ra tnàh phố cũng đang chuẩn bị các dự án nhằm năng cao hiệu quả xử lý rác như: dự án phân loại rác tại nguồn, dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thành phần hữu cơ, một số dự án xử lý rác bằng công nghệ đốt có tái sinh năng lượng.