Phạm vi nghiên cứu của đồ án này

Một phần của tài liệu Vấn đề an ninh trong mạng máy tính không dây (Trang 31)

Cũng như mạng mạng máy tính có dây, mạng máy tính không dây cũng có những cấu trúc từ đơn giản đến rất phức tạp. Đồ án này nghiên cứu dựa trên mạng máy tính không dây nhưng tập trung vào nghiên cứu các vấn đề an ninh mạng trên mạng máy tính nội bộ không dây cơ bản Wireless LAN hay gọi tắt là WLAN, vì đây là mạng không dây cơ bản, từ mô hình này có thể phát triển ra các mô hình mạng khác như mạng WAN không dây, mạng không dây kết hợp mạng có dây. Tiếp theo mới là các mô hình mạng máy tính không dây phức tạp khác.

PHẦN II: AN NINH MẠNG MÁY TÍNH KHÔNG DÂY

Chương IV: Tổng quan về an ninh mạng máy tính I. Khái niệm an ninh mạng

Trong hệ thống mạng, vấn đề an toàn và bảo mật một hệ thống thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thông tin chỉ có giá trị khi nó giữ được tính chính xác, thông tin chỉ có tính bảo mật khi chỉ có những người được phép nắm giữ thông tin biết được nó. Khi ta chưa có thông tin, hoặc việc sử dụng hệ thống thông tin chưa phải là phương tiện duy nhất trong quản lý, điều hành thì vấn đề an toàn, bảo mật đôi khi bị xem thường. Nhưng một khi nhìn nhận tới mức độ quan trọng của tính bền hệ thống và giá trị đích thực của thông tin đang có thì chúng ta sẽ có mức độ đánh giá về an toàn và bảo mật hệ thống thông tin. Để đảm bảo được tính an toàn và bảo mật cho một hệ thống cần phải có sự phối hợp giữa các yếu tố phần cứng, phần mềm và con

1. Đánh giá vấn đề an toàn, bảo mật hệ thống

Để đảm bảo an ninh cho mạng, cần phải xây dựng một số tiêu chuẩn đánh giá mức độ an ninh an toàn mạng. Một số tiêu chuẩn đã được thừa nhận là thước đo mức độ an ninh mạng.

1.1. Đánh giá trên phương diện vật lý1.1.1. An toàn thiết bị 1.1.1. An toàn thiết bị

Các thiết bị sử dụng trong mạng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có thiết bị dự phòng nóng cho các tình huống hỏng đột ngột. Có khả năng thay thế nóng từng phần hoặc toàn phần (hot-plug, hot-swap).

- Khả năng cập nhật, nâng cấp, bổ xung phần cứng và phần mềm. - Yêu cầu nguồn điện, có dự phòng trong tình huống mất đột ngột

- Các yêu cầu phù hợp với môi trường xung quanh: độ ẩm, nhiệt độ, chống sét, phòng chống cháy nổ, vv...

1.1.2. An toàn dữ liệu

- Có các biện pháp sao lưu dữ liệu một cách định kỳ và không định kỳ trong các tình huống phát sinh.

- Có biện pháp lưu trữ dữ liệu tập trung và phân tán nhằm chia bớt rủi ro trong các trường hợp đặc biệt như cháy nổ, thiên tai, chiến tranh, vv..

1.2. Đánh giá trên phương diện logic

Đánh giá theo phương diện này có thể chia thành các yếu tố cơ bản sau:

1.2.1. Tính bí mật, tin cậy (Condifidentislity)

Là sự bảo vệ dữ liệu truyền đi khỏi những cuộc tấn công bị động. Có thể dùng vài mức bảo vệ để chống lại kiểu tấn công này. Dịch vụ rộng nhất là bảo vệ mọi dữ liệu của người sử dụng truyền giữa hai người dùng trong một khoảng thời gian. Nếu một kênh ảo được thiết lập giữa hai hệ thống, mức bảo vệ rộng sẽ ngăn chặn sự rò rỉ của bất kỳ dữ liệu nào truyền trên kênh đó.

Cấu trúc hẹp hơn của dịch vụ này bao gồm việc bảo vệ một bản tin riêng lẻ hay những trường hợp cụ thể bên trong một bản tin. Khía cạnh khác của tin bí mật là việc bảo vệ lưu lượng khỏi việc phân tích. Điều này làm cho những kẻ tấn công không thể quan sát được tần suất, độ dài của nguồn và đích hoặc những đặc điểm khác của lưu lượng trên một phương tiện giao tiếp.

1.2.2. Tính xác thực (Authentication)

Liên quan tới việc đảm bảo rằng một cuộc trao đổi thông tin là đáng tin cậy. Trong trường hợp một bản tin đơn lẻ, ví dụ như một tín hiệu báo động hay cảnh báo, chức năng của dịch vụ ủy quyền là đảm bảo bên nhận rằng bản tin là từ nguồn mà nó xác nhận là đúng.

Trong trường hợp một tương tác đang xẩy ra, ví dụ kết nối của một đầu cuối đến máy chủ, có hai vấn đề sau: thứ nhất tại thời điểm khởi tạo kết nối, dịch vụ đảm bảo rằng hai thực thể là đáng tin. Mỗi chúng là một thực thể được xác nhận. Thứ hai, dịch vụ cần phải đảm bảo rằng kết nối là không bị gây nhiễu do một thực thể thứ ba có thể giả mạo là một trong hai thực thể hợp pháp để truyền tin hoặc nhận tin không được cho phép.

1.2.3. Tính toàn vẹn (Integrity)

Cùng với tính bí mật, toàn vẹn có thể áp dụng cho một luồng các bản tin, một bản tin riêng biệt hoặc những trường lựa chọn trong bản tin. Một lần nữa, phương thức có ích nhất và dễ dàng nhất là bảo vệ toàn bộ luồng dữ liệu

Một dịch vụ toàn vẹn hướng kết nối, liên quan tới luồng dữ liệu, đảm bảo rằng các bản tin nhận được cũng như gửi không có sự trùng lặp, chèn, sửa, hoán vị hoặc tái sử dụng. Việc hủy dữ liệu này cũng được bao gồm trong dịch vụ này. Vì vậy, dịch vụ toàn vẹn hướng kết nối phá hủy được cả sự thay đổi luồng dữ liệu và cả từ chối dữ liệu. Mặt khác, một dịch vụ toàn vẹn không kết nối, liên quan tới từng bản tin riêng lẻ, không quan tâm tới bất kỳ một hoàn cảnh rộng nào, chỉ cung cấp sự bảo vệ chống lại sửa đổi bản tin

Chúng ta có thể phân biệt giữa dịch vụ có và không có phục hồi. Bởi vì dịch vụ toàn vẹn liên quan tới tấn công chủ động, chúng ta quan tâm tới phát hiện hơn là ngăn chặn. Nếu một sự vi phạm toàn vẹn được phát hiện, thì phần dịch vụ đơn giản là báo cáo sự vi phạm này và một vài những phần của phần mềm hoặc sự ngăn chặn của con người sẽ được yêu cầu để khôi phục từ những vi phạm đó. Có những cơ chế giành sẵn để khôi phục lại những mất mát của việc toàn vẹn dữ liệu.

1.2.4. Không thể phủ nhận (Non repudiation)

Tính không thể phủ nhận bảo đảm rằng người gửi và người nhận không thể chối bỏ 1 bản tin đã được truyền. Vì vậy, khi một bản tin được gửi đi, bên nhận có thể chứng minh được rằng bản tin đó thật sự được gửi từ người gửi hợp pháp. Hoàn toàn tương tự, khi một bản tin được nhận, bên gửi có thể chứng minh được bản tin đó đúng thật được nhận bởi người nhận hợp lệ.

1.2.5. Khả năng điều khiển truy nhập (Access Control)

Trong hoàn cảnh của an ninh mạng, điều khiển truy cập là khả năng hạn chế các truy nhập với máy chủ thông qua đường truyền thông. Để đạt được việc điều khiển này, mỗi một thực thể cố gắng đạt được quyền truy nhập cần phải được nhận diện, hoặc được xác nhận sao cho quyền truy nhập có thể được đáp ứng nhu cầu đối với từng người.

1.2.6. Tính khả dụng, sẵn sàng (Availability)

Một hệ thống đảm bảo tính sẵn sàng có nghĩa là có thể truy nhập dữ liệu bất cứ lúc nào mong muốn trong vòng một khoảng thời gian cho phép. Các cuộc tấn công khác nhau có thể tạo ra sự mất mát hoặc thiếu về sự sẵn sàng của dịch vụ. Tính khả dụng của dịch vụ thể hiện khả năng ngăn chặn và khôi phục những tổn thất của hệ thống do các cuộc tấn công gây ra.

2. Các loại hình tấn công vào mạng

Các kiểu tấn công vào mạng ngày càng vô cùng tinh vi, phức tạp và khó lường, gây ra nhiều tác hại. Các kỹ thuật tấn công luôn biến đổi và chỉ được phát hiện sau

khi đã để lại những hậu quả xấu. Một yêu cầu cần thiết để bảo vệ an toàn cho mạng là phải phân tích, thống kê và phân loại được các kiểu tấn công, tìm ra các lỗ hổng có thể bị lợi dụng để tấn công. Có thể phân loại các kiểu tấn công theo một số cách sau.

2.1. Theo tính chất xâm hại thông tin

- Tấn công chủ động: Là kiểu tấn công can thiệp được vào nội dung và luồng thông tin, sửa chữa hoặc xóa bỏ thông tin. Kiểu tấn công này dễ nhận thấy khi phát hiện được những sai lệch thông tin nhưng lại khó phòng chống.

- Tấn công bị động: Là kiểu tấn công nghe trộm, nắm bắt được thông tin nhưng không thể làm sai lạc hoặc hủy hoại nội dung và luồng thông tin. Kiểu tấn công này dễ phòng chống nhưng lại khó có thể nhận biết được thông tin có bị rò rỉ hay không

2.2. Theo vị trí mạng bị tấn công

- Tấn công trực tiếp vào máy chủ cung cấp dịch vụ làm tê liệt máy chủ dẫn tới ngưng trệ dịch vụ, hay nói cách khác là tấn công vào các thiết bị phần cứng và hệ điều hành.

- Tấn công vào cơ sở dữ liệu làm rỏ rỉ, sai lệch hoặc mất thông tin.

- Tấn công vào các điểm (node) truyền tin trung gian làm nghẽn mạng hoặc có thể làm gián đoạn mạng

- Tấn công đường truyền (lấy trộm thông tin từ đường truyền vật lý)

2.3. Theo kỹ thuật tấn công

- Tấn công từ chối dịch vụ (Denied of service): tấn công vào máy chủ làm tê liệt một dịch vụ nào đó

- Tấn công kiểu lạm dụng quyền truy cập (Abose of acccess privileges): kẻ tấn công chui vào máy chủ sau khi đã vượt qua được các mức quyền truy cập. Sau đó sử dụng các quyền này để tấn công hệ thống.

- Tấn công kiểu ăn trộm thông tin vật lý (Physical theft): lấy trộm thông tin trên đường truyền vật lý.

- Tấn công kiểu thu lượm thông tin (information gather): bắt các tập tin lưu thông trên mạng, tập hợp thành những nội dung cần thiết

- Tấn công kiểu bẻ khóa mật khẩu (password cracking): dò, phá, bẻ khóa mật khẩu

- Tấn công kiểu khai thác những điểm yếu, lỗ hổng (exploitation of system and network vulnerabilities): tấn công trực tiếp vào các điểm yếu, lỗ hổng của mạng

- Tấn công kiểu sao chép, ăn trộm thông tin (spoofing): giả mạo người khác để tránh bị phát hiện khi gửi thông tin vô nghĩa hoặc tấn công mạng

- Tấn công bằng các đoạn mã nguy hiểm (malicious code): gửi theo gói tin đến hệ thống các đoạn mã mang tính chất nguy hại đến hệ thống.

2.4. Điểm lại một số kiểu tấn công mạng máy tính có dây

- Mạo danh: Mạo danh là một thành viên trong mạng để truy cập hệ thống, nhưng kiểu mạo danh hay gặp trong mạng có dây là giả làm các máy chủ như Web server, Mail server, Data server, .. để thu hút sự truy cập của máy Client, lấy nguồn thông tin mà Client cung cấp.

- Dò mật khẩu, giải mã dữ liệu: Trong mạng có dây thường thì quá trình trao

đổi dữ liệu không được mã hóa, ví dụ như quá trình trao đổi dữ liệu giữa 2 máy tính trong một mạng LAN. Vì thế, quá trình quét, dò, thử, giải mã các thông tin, phổ biến nhất là mật khẩu, thông tin cá nhân của người sử dụng ở đây thường tập trung vào dữ liệu ở các lớp cao, ví dụ lớp Present của mô hình OSI 7 lớp . Kẻ tấn công có truy cập vào đến hệ thống cơ sở dữ liệu và thực hiện giải mã ở đó.

- Tìm lỗ hổng trong hệ thống: Đây là một phương pháp khá thông dụng hiện

nay và dường như không có biện pháp ngăn chặn bởi vì kẻ tấn công luôn tìm ra các lỗi phần mềm mới trong hệ thống, tiêu biểu nhất là của hệ điều hành Microsoft Windows, các hệ quản trị CSDL SQL Server, ..

- Chiếm quyền điều khiển: Việc chiếm quyền điều khiển có thể xuất phát từ việc dò lỗi của các lỗ hổng, cũng có thể do việc đưa được các chương trình của kẻ

phá hoại ví dụ như virus vào được hệ thống. Khi đó kẻ tấn công có thể thực hiện phá hoại ngay hoặc có thể thu thập, bắt các thông tin trao của trên máy tính đó.

- Tấn công từ chối dịch vụ - DOS: Kiểu tấn công này cũng khá phổ biến, ngoài

ra nó còn được phát triển thành những hình thức khác, ví dụ như DRDOS – Distributed Reflection DOS, tấn công từ chối dịch vụ kiểu phân tán bằng phản xạ, có nghĩa là kẻ tấn công có thể chỉ cần dùng một máy tính bình thường, đường truyền tốc độ thấp ra lệnh cho nhiều máy chủ cùng gửi bản tin tấn công DOS đến một máy chủ khác theo nguyên lý truyền phản xạ bản tin từ máy chủ này sang máy chủ kia.

II. Đảm bảo an ninh mạng1. Các biện pháp bảo vệ 1. Các biện pháp bảo vệ

Trong một hệ thống truyền thông ngày nay, các loại dữ liệu như các quyết định, chỉ thị, tài liệu,.. được lưu chuyển trên mạng với một lưu lượng lớn, khổng lồ và đa dạng. Trong quá trình dữ liệu đi từ người gửi đến người nhận, chúng ta quan tâm đến vấn đề sau:

- Dữ liệu có bị sửa đổi không? - Dữ liệu có bị mạo danh không?

Vì không thể có một giải pháp an toàn tuyệt đối nên người ta thường phải sử dụng đồng thời nhiều mức độ bảo vệ khác nhau trước các hoạt động xâm phạm. Việc bảo vệ thông tin trên mạng chủ yếu là bảo vệ thông tin trên các kho dữ liệu được cài đặt trong các Server của mạng. Bởi thế ngoài một số biện pháp nhằm chống thất thoát thông tin trên đường truyền, mọi cố gắng tập trung vào việc xây dựng các mức “rào chắn” từ ngoài vào trong cho các hệ thống kết nối vào mạng.

1.1. Quy trình xây dựng hệ thống thông tin an toàn1.1.1. Đánh giá và lập kế hoạch 1.1.1. Đánh giá và lập kế hoạch

- Có các khóa đào tạo trước triển khai để người trực tiếp thực hiện nắm vững các thông tin về an toàn thông tin. Sau quá trình đào tạo người trực tiếp tham gia công việc biết rõ làm thể nào để bảo vệ các tài nguyên thông tin của mình.

- Đánh giá mức độ an toàn hệ thống về mọi bộ phận như các ứng dụng mạng, hệ thống, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, vv... Các đánh giá được thực hiện cả về mặt hệ thống mạng logic lẫn hệ thống vật lý. Mục tiêu là có cài nhìn tổng thể về an toàn của hệ thống của bạn, các điểm mạnh và điểm yếu.

- Các cán bộ chủ chốt tham gia làm việc để đưa ra được chính xác thực trạng an toàn hệ thống hiện tại và các yêu cầu mới về mức độ an toàn.

- Lập kế hoạch an toàn hệ thống.

1.1.2. Phân tích hệ thống và thiết kế

- Thiết kế hệ thống an toàn thông tin cho mạng.

- Lựa chọn các công nghệ và tiêu chuẩn về an toàn sẽ áp dụng. - Xây dựng các tài liệu về chính sách an toàn cho hệ thống

1.1.3. Áp dụng vào thực tế

- Thiết lập hệ thống an toàn thông tin trên mạng.

- Cài đặt các phần mềm tăng cường khả năng an toàn như firewall, các bản chữa lỗi, chương trình quét và diệt virus, các phần mềm theo dõi và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp.

- Thay đổi cấu hình các phần mềm hay hệ thống hiện sử dụng cho phù hợp. - Phổ biến các chính sách an toàn đến nhóm quản trị hệ thống và từng người sử dụng trong mạng, quy định để tất cả mọi người nắm rõ các chức năng và quyền hạn của mình.

1.1.4. Duy trì và bảo dưỡng

- Đào tạo nhóm quản trị có thể nắm vững và quản lý được hệ thống.

- Liên tục bổ sung các kiến thức về an toàn thông tin cho những người có trách nhiệm như nhóm quản trị, lãnh đạo...

- Thay đổi các công nghệ an toàn để phù hợp với những yêu cầu mới.

Có nhiều biện pháp và công cụ bảo mật hệ thống, ở đây xin liệt kê một số loại

Một phần của tài liệu Vấn đề an ninh trong mạng máy tính không dây (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w