Quy trình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG (Trang 26 - 29)

Quy trình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh Thành Công được thực hiện thống nhất theo Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp do Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành. Theo đó, quy trình bao gồm 10 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Đề xuất cho vay

Thực hiện: Phòng Quan hệ Khách hàng.

Phòng Quan hệ Khách hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp khách hàng, thu thập hồ sơ liên quan đến dự án kể cả hồ sơ tổ chức pháp lý của khách hàng, sau khi kiểm tra sơ bộ phòng lập Báo cáo đề xuất đầu tư dự án theo mẫu 1.3 – Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp, trong đó phải nêu được nhu cầu tín dụng của khách hàng, mức giá sản phẩm, nhu cầu thị trường, các lợi ích ngân hàng thu được và có thể đề xuất các chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng.

Bước 2: Thẩm định rủi ro khoản vay

Thực hiện: Phòng Quản lý nợ

Toàn bộ hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn sẽ được chuyển sang Phòng Quản lý rủi ro để tiến hành thẩm định dự án một cách chi tiết và trình Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng. Nếu dự án phức tạp, giá trị tín dụng cấp cho khách hàng không thuộc thẩm quyền của Giám Đốc/ Phó Giám đốc thì toàn bộ hồ sơ thẩm định dự án sẽ được đưa ra Hội đồng tín dụng xem xét và ra quyết định đầu tư. Kết quả của quá trình thẩm định rủi ro được thể hiện bởi Báo cáo thẩm định dự ántheo mẫu 2.3 – Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp

Bước 3: Phê duyệt khoản vay.

Thực hiện:

• Hội đồng tín dụng Chi nhánh Thành Công • Phòng Quan hệ Khách hàng

• GĐ/PGĐ phụ trách Khách hàng

Quy trình phê duyệt khoản vay được thực hiện sau khi Báo cáo đề xuất đầu tư dự án và Báo cáo thẩm định dự án có đầy đủ chữ ký của cán bộ Quan hệ khách hàng và Trưởng phòng Quan hệ khách hàng. Khoản tín dụng được phê duyệt khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh Thành Công. Trường hợp khoản tín dụng vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc, quy trình phê duyệt sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hội đồng tín dụng Chi nhánh Thành Công.

Bước 4: Soạn thảo và ký kết hợp đồng

Thực hiện: Phòng Quan hệ khách hàng

Trên cơ sở quyết định phê duyệt kèm theo các điều kiện tài trợ dự án, Phòng Quan hệ khách hàng sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng và ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Đại diện Chi nhánh Thành Công ký kết trên các loại hợp đồng là cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay dự án đầu tư. Riêng với các hợp đồng bảo đảm tiền vay, sau khi ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm về việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên.

Sau khi ký kết hợp đồng, Phòng Quan hệ khách hàng lập Thông báo tác nghiệp chuyển cho phòng Quản lý nợ để thực hiện việc nhập dữ liệu.

Thực hiện: Phòng Quản lý nợ

Quá trình ghi nhập và giám sát dữ liệu trên hệ thống bao gồm các nội dung sau: • Lập Thông báo tác nghiệp

• Ghi nhập dữ liệu vào hệ thống

• Phối hợp giám sát dữ liệu trên hệ thống

Căn cứ nội dung Thông báo tác nghiệp, cán bộ Quản lý nợ chịu trách nhiệm đối chiếu so sánh với các thông tin nêu tại bộ hồ sơ đính kèm và thực hiện ghi nhập các dữ liệu cần thiết vào hệ thống.

Bước 6: Rút vốn vay.

Thực hiện:

• Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý nợ, Phòng Quản lý rủi ro. • Phòng Kế toán thanh toán.

Cán bộ Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận mọi yêu cầu rút vốn vay của khách hàng.

Phòng Quản lý nợ hoặc bộ phận khác do Giám đốc Chi nhánh chỉ định chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục rút vốn vay.

Căn cứ bộ hồ sơ rút vốn, cán bộ Quản lý nợ tiến hành kiểm tra hạn mức còn lại, tính đầy đủ hợp lệ của toàn bộ hồ sơ rút vốn đồng thời đối chiếu với các thông tin trong Thông báo tác nghiệp. Nếu mọi điều kiện được đáp ứng, cán bộ Quản lý nợ thực hiện mở tài khoản tiền vay, lập các giấy nhận nợ.

Bước 7: Quản lý và giám sát khoản vay/ khách hàng vay.

Thực hiện: Cán bộ Khách hàng và cán bộ Rủi ro.

Cán bộ khách hàng chủ động nắm thông tin từ khách hàng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay theo lịch đã định. Để đảm bảo tính khách quan và rút ngắn thời gian kiểm tra tại cơ sở của khách hàng, cán bộ khách hàng có thể đề xuất bổ sung cán bộ cùng tham gia và lập Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay.

Riêng đối với tài sản đảm bảo, ít nhất một năm một lần, cán bộ khách hàng thực hiện kiểm tra và lập Báo cáo kiểm tra tài sản thế chấp, bao gồm cả việc định giá lại tài sản bảo đảm nếu thấy cần thiết.

Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Quản lý nợ cùng phối hợp giám sát chất lượng của khoản vay cũng như phối hợp phát hiện các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giải ngân vốn vay cho Khách hàng..

Thực hiện: Cán bộ khách hàng.

Căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu mới của khách hàng phát sinh sau thời điểm lập Hợp đồng tín dụng, cán bộ khách hàng có thể xem xét việc lập Báo cáo đề xuất sửa đổi tín dụng cho phù hợp hơn. Nội dung của sửa đổi tín dụng có thể là gia hạn nợ, điều chỉnh lịch trả nợ, thay đổi lãi suất, thay đổi tài sản thế chấp, thay đổi điều kiện tiền rút vốn, các điều kiện vay vốn khác...

Bước 9: Thu hồi nợ vay.

Thực hiện: Cán bộ Khách hàng và cán bộ Quản lý nợ

Ít nhất 10 ngày trước ngày đến hạn thu hồi nợ vay, cán bộ Quản lý nợ có trách nhiệm in bảng kê danh sách các khoản nợ đến hạn chuyển tới phòng QHKH kiểm soát.

Ít nhất 5 ngày trước ngày đến hạn của khoản vay, cán bộ khách hàng sẽ lập Thông báo nợ đến hạn gửi cho khách hàng, đồng thời có trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, liên lạc thường xuyên với khách hàng để tìm hiểu khả năng và dự định trả nợ của Khách hàng vào ngày đáo hạn.

Sau khi toàn bộ khoản vay (theo hợp đồng tín dụng) đã được thu hồi đầy đủ, cán bộ Quản lý nợ lập thông báo đóng hồ sơ vay và lưu giữ hồ sơ tín dụng an toàn.

Bước 10: Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn.

Thực hiện:

• Phòng Quan hệ khách hàng

• Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Quản lý nợ phối hợp

Ngay khi khoản vay bị chuyển Nợ quá hạn, cán bộ Quản lý nợ lập Thông báo chuyển Nợ quá hạn và gửi đến khách hàng. Tùy tính chất của khoản vay quá hạn, định kì nhưng không ít hơn 1 tháng/một lần, cán bộ Quản lý nợ phải tiếp tục gửi Thông báo đòi nợ đến khách hàng cho tới khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cho Chi nhánh. Đồng thời Chi nhánh thực hiện chế độ kiểm soát đặc biệt đối với khoản vay, cán bộ khách hàng phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro để phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp xử lý trong những tình huống xấu nhất.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w