Đầu tư cho vùng sản xuất nguyên liệu.

Một phần của tài liệu CN chế biến rau quả. (Trang 40 - 43)

I/ THỰC TRẠNG.

2/ Đầu tư cho vùng sản xuất nguyên liệu.

Trước mắt khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư các cơ sở chế biến, bảo quản rau quả quy mô nhỏ tại chỗ để làm vệ tinh cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho các nhà máy công nghiệp. Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả các nhà máy chế biến công nghiệp, tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành các sản phẩm rau quả theo hướng: Đối với các nhà máy mới xây dựng cần đặc biệt quan tâm đến đầu tư vùng nguyên liệu để đảm bảo công suất chế biến. Đồng thời, nguyên cứu, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với mùa vụ và vùng sinh thái để kéo dài thời gian hoạt động của dây chuyền thiết bị trong năm, giảm khấu hao tối đa và có giải pháp hữu hiệu về xử lý môi trường. Đối với các nhà máy đang hoạt động, cần đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị công nghệ, tận dụng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Song song với đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm... Kết hợp đồng bộ các giải pháp như vậy mới tăng khả năng cạnh tranh của rau quả chế biến trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, huyện để xây dựng vùng nguyên liệu, cũng như cơ sở hạ tầng. Bởi thực tế cho thấy, vấn đề nguyên liệu cho nhà máy không chỉ là trách nhiệm của một phía, mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, từ người nông dân, chính quyền địa phương, doanh nghiệp chế biến, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... cũng như giữa các ngành nông nghiệp, kế hoạch, tài chính, khoa học công nghệ, thương mại, giao thông...

Phải xây dựng cho được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm riêng cho mỗi chủng loại và tùy theo yêu cầu của khách hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng phù hợp cho từng thị trường riêng biệt. Dù tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, đều cần phải xây dựng thương hiệu và tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến thương mại. Đặc biệt, phải có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh rau quả. Đồng thời, thành lập các hiệp hội sản xuất rau quả, trang trại hoặc các HTX sản xuất và tiêu thụ trái cây như Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã triển khai. Do đó cần đầu tư xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho từng chủng loại trái cây.

Mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong nước, chú trọng xây dựng chiến lược thị trường và sản phẩm cho các mặt hàng chủ lực. Tập trung giữ vững và mở rộng các thị trường xuất khẩu hiện có, nhất là các thị trường trọng điểm.

Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 15-20%/năm, Tổng công ty sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại của ngành rau quả bằng việc thành lập các văn phòng đại diện tại nước ngoài và tăng cường xúc tiến thương mại qua Internet.

4/ Giải pháp về công nghệ chế biến.

Cần tăng cường hơn nữa các biện pháp công nghệ trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Thứ nhất, ứng dụng hiệu quả các phương pháp bảo quản tươi sau thu hoạch. Đó là phát triển nhà sơ chế bảo quản (packing house) phục vụ tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.

Ngay từ khi thu hoạch phải thực hiện việc lựa chọn, phân loại, làm sạch, làm mát, đóng gói ngay tại vườn. Thực hiện bảo quản rau quả theo phương pháp gói khí điều biến. Tức là xác định và lựa chọn đúng bao bì bảo quản, nhất là chất

liệu bao bì bằng PE, PP hay EVA..., độ dầy và diện tích bao bì để bao gói nhằm đạt được độ thấm khí O2, CO2 tạo môi trường thích hợp.

Sử dụng công nghệ lạnh đông nhanh (IQF) để làm lạnh rau quả từ vài đến vài ba chục phút ở nhiệt độ dưới - 40OC, sau đó đem bảo quản lạnh đông rau quả trong kho lạnh đông. Kỹ thuật này giúp kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng chất lượng rau quả lên đáng kể, giảm thiểu tổn thất. Triển khai các kỹ thuật bảo quản như công nghệ sấy hồng ngoại dải tần hẹp, sấy bơm nhiệt áp dụng với các sản phẩm cao cấp.

Hơn nữa cũng cần quan tâm tới phương pháp bảo quản rau quả bằng các chế phẩm sinh học như BT, Inturina, Zymocin, Nycine... Riêng với một số loại hoa xuất khẩu chủ lực như lay ơn, hồng (Pháp), cúc (Đài Loan), điệp lan (Thái Lan) cần bảo quản bằng nhiệt độ lạnh trong giai đoạn sử dụng.

Tổ chức thiết kế, chế tạo một số thiết bị bảo quản Cần tăng cường hơn nữa các biện pháp công nghệ trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Thứ nhất, ứng dụng hiệu quả các phương pháp bảo quản tươi sau thu hoạch.

Sử dụng công nghệ lạnh đông nhanh (IQF) để làm lạnh rau quả từ vài đến vài ba chục phút ở nhiệt độ dưới - 40OC, sau đó đem bảo quản lạnh đông rau quả trong kho lạnh đông.

Kỹ thuật này giúp kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng chất lượng rau quả lên đáng kể, giảm thiểu tổn thất. Triển khai các kỹ thuật bảo quản như công nghệ sấy hồng ngoại dải tần hẹp, sấy bơm nhiệt áp dụng với các sản phẩm cao cấp.

Ngay từ khi thu hoạch phải thực hiện việc lựa chọn, phân loại, làm sạch, làm mát, đóng gói ngay tại vườn. Thực hiện bảo quản rau quả theo phương pháp gói khí điều biến. Tức là xác định và lựa chọn đúng bao bì bảo quản, nhất là chất

liệu bao bì bằng PE, PP hay EVA..., độ dầy và diện tích bao bì để bao gói nhằm đạt được độ thấm khí O2, CO2 tạo môi trường thích hợp.

Trong những năm tới sẽ thiết kế, chế tạo được các thiết bị trong nhà sơ chế bao gồm máy rửa các loại, máy phân loại, kho lạnh, máy đóng gói và các thiết bị phục vụ khác với đủ các quy mô nhỏ, vừa và lớn.

Phát triển ứng dụng phương pháp kiểm soát, phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật và độc tố trong nông sản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó có các khuyến cáo và các biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với sản phẩm rau quả. Thực hiện tiêu chuẩn hoá quản lý chất lượng, nhất là sản phẩm xuất khẩu theo quy trình công nghệ hiện đại. Chú trọng phân tích các mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP).

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nguyên liệu rau quả trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước những đòi hỏi của công nghiệp chế biến, cần tập trung vào công tác giống, nhanh chóng đưa các giống mới, năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất (như dứa Cayene, măng Bát độ...). Tiếp tục khảo nghiệm các giống mới như dứa, cà chua, vải không hạt, lê chịu nhiệt, thanh long, xoài... Thực hiện nhiệm vụ này, trước hết là các viện cây ăn quả, các trung tâm giống và các trường đại học nông nghiệp.

Một phần của tài liệu CN chế biến rau quả. (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w