Chứng chuột rút

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, thành tích đua và một số chấn thương thường gặp trên chó greyhound (Trang 31 - 34)

Phổ biến ở những chó có sức khỏe không tốt, bị kích thích hệ thần kinh (một vài cá thể bẩm sinh mắc chứng bệnh này).

• Triệu chứng: có thể chạy chậm hoặc đứng lại trong khi đang đua. Các cơ bị co cứng và đau đớn. Phần lớn các cơ bị giãn ra sau 10 – 20 phút.

• Điều trị:

- Giảm tập luyện nặng, điều trị hoàn thiện những chấn thương cơ và xương. - Cung cấp phosphorus, calcium cacbonate hoặc gluconate, elec-trolyte C.

- Cho vào khẩu phần ăn mỗi ngày ½ muỗng canh mỡ heo, 2 muỗng café dầu thực vật.

- Có thể sử dụng: AMP, Tridenosen, Enerselen…

3.4.8.8. Stress nhit

Thường xảy ra vào những lúc thời tiết nóng nực ở tất cả các chó mọi độ tuổi

• Nguyên nhân: chó chịu đựng trong ngày có thời tiết nóng nực nhưng sau đó không cho chó có đủ thời gian để làm mát trước khi nhốt vào chuồng.

• Triệu chứng: chảy nhiều nước dải, thở hổn hển, suy nhược, cơ thể tím tái, có thể

dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng thận.

• Điều trị:

- Làm mát chó bằng nước lạnh hoặc lau bằng nước lạnh. - Truyền dịch chống mất nước.

3.4.8.9. Chn thương da

Gặp hầu hết trên chó đã đua. Thường là các chấn thương như rách màng chân, chai

đế, trầy xướt trên da,…

• Nguyên nhân: do va chạm hoặc bị vật nhọn cắt xé tạo vết thương. Những vết thương này nếu ởđế bàn chân sau đó sẽ dày lên và làm cho đế bị chai.

• Triệu chứng: chó đi khập khiểng, bịđau khi sờ nắn vết thương. Màng chân bị

rách rất lâu lành và rất dễ bị trở lại.

• Điều trị

- Rửa vết thương với Imflamol, Savlon.

- Nếu vết thương lớn cần phải sửa lại 2 mép vết thương rồi dùng chỉ không tiêu may lại hoặc tạo vết thương mới hoặc cắt vết thương cho đến điểm không còn chịu áp

- Đối với trường hợp chó bị chai đế cần phải cắt bỏ lớp chai và may lại. Nếu đế

chai lớn cần thì phải cắt cụt ngón.

3.4.8.10. Chn thương xương.

Nhóm chấn thương này gồm: mẻ, gãy các xương ngón, khủy tay, chân và chóp đuôi.

• Nguyên nhân

- Do va chạm mạnh vào nhau, vào thành, vách của sân đua trong quá trình đua. - Do ve vẩy đuôi quá mạnh vào vách chuồng hoặc mắc vào kẹt cửa.

- Do khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu Ca, P. - Do tuổi tác.

• Điều trị

- Đối với chấn thương này ở tay, chân: băng bột. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với chấn thương ở chóp đuôi: bôi Imflamol, Savlon… và băng đuôi lại cho

đến khi vết thương lành hẳn. Một số trường hợp cần phải cắt bỏ chóp đuôi.

3.4.8.11. Chn thương gân - khp

Nhóm chấn thương này gồm: bong gân, đứt gân, trật khớp, sưng và viêm khớp chân.

• Nguyên nhân - Do va chạm

- Do bề mặt đường đua (ổ gà). - Khúc cua của đường đua.

- Do sự chăm sóc, massage, huấn luyện không đúng cách.

• Điều trị

Dùng tia laser, massage bằng cồn xoa bóp, chườm đá. Nếu bị sưng thì điều trị

bằng kháng sinh Ketofen, Rimadyl. Sử dụng hormone Novatrol, Decort để điều trị

trong trường hợp chấn thương nặng.

3.4.8.12. Chn thương cơ

Nhóm chấn thương này có liên quan đến cơ như: căng, dãn, sưng, viêm các cơ đùi trong, cơ tam giác, cơ tay dưới, cơ ngực… và nặng hơn là rách cơ, cơ tụt khỏi vị trí.

• Nguyên nhân

- Khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng. - Sự va chạm mạnh.

- Sự chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện không đúng cách. - Do tuổi tác.

• Điều trị

- Chấn thương cơ cấp 1: là sưng, đau cơ khi bị bóp. Điều trị bằng tia laser, massage bằng cồn xoa bóp, tăng khẩu phần thịt, chích thuốc kích thích tái tạo cơ như

L-carnitine, VAM, Tridenosen,… nghỉ 1 - 2 tuần.

- Chấn thương cơ cấp 2: là căng, dãn, sưng, bầm, đau cơ khi bị bóp. Điều trị bằng ướp

đá, châm cứu, siêu âm, laser, massage bằng cồn xoa bóp, tăng khẩu phần thịt, chích thuốc kích thích tái tạo cơ như L-carnitine, hormon Stanazol,…nghỉ 3 - 5 tuần.

- Chấn thương cấp 3: là sưng, bầm, rách bao cơ, cơ tụt khỏi vị trí. Điều trị bằng tia laser, massage, tăng khẩu phần thịt, châm cứu, chích thuốc tái tạo cơ. Nghỉ dưỡng ít nhất 8 tuần.

3.5. CÁC CHTIÊU KHO SÁT

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, thành tích đua và một số chấn thương thường gặp trên chó greyhound (Trang 31 - 34)