Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo thời gian

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nộix (Trang 39 - 73)

Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn HĐ không KH 119.313 195.223 309.112 Tỷ trọng 21,57% 37,99% 39,91% Vốn HĐ có KH<12tháng 343.327 256.323 379.902 Tỷ trọng 62,06% 49,88% 49,05% Vồn HĐ có KH>12tháng 90.595 62.334 85.506 Tỷ trọng 16,37% 12,13% 11,04% Tổng vốn HĐ 553.235 513.880 774.520

Để có thể xem xét và so sánh giữa các năm ta có thể xem biểu đồ sau:

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, Lượng vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiêm tỷ lệ cao, Năm 2005 chiếm tới 62,06% . Đây là hình thức huy động theo các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…hay cũng có thể là các sổ tiết kiệm tính theo 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. Hình thức huy động này luôn chiếm ưu thế bởi tính hợp lý và thuận lợi của nó đối với khách hàng.

Tuy nhiên trong các năm gần đây, một phần tiền gửi ngắn hạn đã nhường chỗ cho tiền gửi không kỳ hạn. Xu hướng sử dụng tiền gửi thanh toán đang được đặc biệt chú ý, các doanh nghiệp hay tổ chức gửi tiền vào để thực hiện thánh toán tiền hàng hoá, trả lương cho công nhân viên…Chính vì vậy sang đến Năm 2006 và năm 2007 lượng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng lên tương ứng là 37,99% và 42,21% so với tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động này mang lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn tuy nhiên không ổn định và ngân hàng gặp khó khăn cho việc chuyển đổi kỳ hạn của nguồn vốn.

Mặt khác có thể nói đến lợi thế của ngân hàng đối với hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là nguồn vốn huy đông chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngân hàng và có xu hướng biến động thường xuyên, phức tạp qua các năm. Năm 2005 trên một nửa (62,06%) tổng nguồn vốn là tiền gửi cò kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng sang đến năm 2006 con số này chỉ còn 49,88% và sang năm 2007 là 41,75%. . Trong đó số lượng tiền gửi từ 9 tháng đến 12 tháng chiêm tỷ lệ cao nhất. Đây luôn là nguồn vốn mang tính ổn định và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

Lượng vốn huy động dài hạn không cao do đặc tính khó huy động của nó song ngân hàng cũng đã duy trì được ở mức hợp lý luôn là trên 10% trên tổng nguồn huy động.

Nhìn chung, cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của Agribank HBT là tương đối hợp lý: nguồn vốn ngắn hạn luôn là chủ yếu, nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trong lớn. Về mặt tài chính thuận lợi cho ngân hàng vì mức chi phí huy động thấp. Tuy nhiên chính nó cũng mang lại cho họ những khó khăn khi nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn tăng lên, sự nhạy cảm của thị trường tiền gửi các tác động không lường trước được của cơ chế thị trường.

2.3.2 Huy động vốn theo đối tượng

Phân loại khách hàng theo đối tượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, thuận lợi cho phân tích và đánh giá khách hàng, để từ đó xác định cụ thể mục tiêu và phương hướng cụ thể cho từng đối tượng khách hàng là phương hướng hoạt động của Agribank .

Nhìn vào bảng thống kê hoạt động huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Agribank HBT trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 như sau:

( Đơn vị: triệu VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn HĐ từ dân cư 209.905 145.005 462.543 Tỷ trọng 37,94 % 28,22 % 59,72 % Vốn HĐ từ DN,TC khác 252.761 327.097 241.961 Tỷ trọng 45,68 % 63,65 % 31,24 % Vốn HĐ từ TC tín dụng 90.569 41.778 70.016 Tỷ trọng 16,38 % 8,13 % 9,04 % Tổng vốn HĐ 553.235 513.880 774.520

Ta có thể theo dõi cụ thể qua biểu đồ sau:

Tình hình huy động vốn theo đối tượng của Agribanh HBT biến động không đồng đều theo các năm: Năm 2005 tỷ trọng giữa lượng vốn huy động được từ dân cư và từ các tổ chức, doanh nghiệp tương đối đồng đều, song sang năm 2006 tỷ lệ huy động vốn từ các TC, DN chiếm tỷ trọng cao hơn một cách rõ rệt (63,65%). Nhưng sang đến năm 2007 thì tình hình lại biến động ngược lại, Ngân hàng đã tích cực huy động vốn từ dân cư, khuyến khích và tăng tiết kiệm dân cư, vì thế mà tỷ lệ vốn huy động từ dân cư đã tăng lên đến con số 59,72% trên tổng số vốn huy động được của năm 2007.

Agribank HBT luôn xác định nguồn vốn từ dân cư là nguồn vốn chủ đạo, là

nguồn chủ yếu cho các dự án đầu tư dài hạn, các hoạt động kinh doanh dài hạn. Bên cạnh đó đây còn là nguồn dễ huy động, là thế mạnh của ngân hàng. Có được điều này một phần không nhỏ đó là sự đóng góp của thương hiệu

Agribank trên thị trường, là sự tin tưởng của người dân đối với ngân hàng, không những thế, sự phục vụ tận tình và chu đáo của nhân viên ngân hàng đã đem lại sự thành công cho họ.

Tuy nhiên cũng không thể không kể đến những khó khăn khi đây cũng chính là nguồn vốn không ổn định và rất nhạy cảm trên thị trường.

2.3.3 Huy động vốn theo hình thức

Xét về mặt hình thức huy động, có thể nói NHNN&PTNT HBT tuy là một chi nhánh cấp hai song ở đây đã khá đa dạng hoá các hình thức huy động. Bảng số liêu thống kê sau đây sẽ cho ta câu trả lời về điều đó:

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn theo hình thức ( Đơn vị: triệu VNĐ) Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tiền gửi cửa khách hàng 457.239 499.782 723.511

Phát hành giấy tờ có giá 13.285 10.122 6.668

Vay NHNN và các TCTD 77.311 807 24.640

Hình thức khác 5.400 3.169 19.701

Tổng vốn HĐ 553.235 513.880 774.520

( Nguồn Báo Cáo Tài Chính NHNN&PTNT HBT)

- Tiền gửi của khách hàng là hình thức huy động chủ yếu và quan trọng nhất trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh lôi kéo chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy nhiều biện pháp, nhiều chương trình Marketting cũng đã được đưa ra. Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng luôn chiếm trên 90% trong tổng nguồn của họ. Năm 2007 lượng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là 72.511 triệu VNĐ trên tổng nguồn vốn huy động là 774.520 triệu VNĐ , chiếm 93% tổng nguồn.

Tiền gửi thanh toán luôn là thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp, hàng năm ngân hàng luôn thu và giữ hộ cho doanh nghiệp một lượng tiền thanh toán là

khá lớn. Ngân hàng đã thực hiện tham gia trả lương qua tài khoản cho một số công ty và doanh nghiệp theo chủ trương của nhà nước. Hiên nay đã có nhiều cơ quan là khách hàng thân thiết của ngân hàng như: Viện Vệ sinh Dịch Tễ, Cộng ty may 19/5, Viện chỉnh hình…

Tiền gửi tiết kiệm là một mảng huy động chủ yếu ở đây. Một ưu thế cho ngân hàng đó là nằm trên địa bàn dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế sôi động, đa dạng các hình thức. Người dân rất tin tưởng vào ngân hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn tuổi. Nguồn huy động ấy tuy nhỏ nhưng có tính chất ổn định và thuận lợi cho ngân hàng rất nhiều. Bên cạnh ấy không thể không kể đến những nỗ lực trong cạnh tranh chiếm gĩư thị phần của ngân hàng. Vì vậy lượng tiền gửi của khách hàng luôn tăng theo các năm từ 2005 đến nay.

- Phát hành giấy tờ có giá có xu hướng giảm, năm 2005 lượng giấy tờ có giá phát hành ra là 13.285 triệu VNĐ nhưng sang năm 2006 chỉ phát hành với số lượng là 10.122 triệu VNĐ và năm 2007 chỉ phát hành 6.668 triệu VNĐ.

- Nguồn vay NHTW và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng đây lại là nguồn có tính chất quan trọng, là nguồn dự trữ của ngân hàng, là nguồn để thuận tiên hơn cho ngân hàng khi thanh toán bù trừ lẫn nhau giữa các ngân hàng bạn.

2.3.4. Huy động vốn theo loại tiền

Được sử chỉ đạo cua Agribank Hà Nội, không chỉ huy động vốn nội tệ mà Agribank HBT con huy động cả hai loại ngoại tệ mạnh đó là đôla Mỹ và đồng tiền chung Châu Âu Euro. Nguồn ngoại tệ đống vai trò rất lớn và quan trọng trong kinh doanh của Ngân hàng, chính vì vậy trong thời gian qua ngân hàng đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm thu hút thêm lượng vốn

ngoại tệ trên thị trường. Bảng thống kê về tình hình huy động vốn theo loại tiền sẽ cho ta thấy rõ hơn về điều này:

Bảng 2.8: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

( Đơn vị : triệu VNĐ) 2005 2006 2007 1.Tiền gửi bằng VND 324.071 348.161 460.021 Không kỳ hạn 30.414 41.159 57.163 Có kỳ hạn < 12 tháng 60.509 79.045 115.257 Có kỳ hạn > 12 tháng 233.148 227.957 287.601

2.Tiền gửi bằng ngoạitệ 138.568 154.790 283.191

Không kỳ hạn 1.874 2.075 5.872 Có kỳ hạn < 12 tháng 26.516 21.571 30.134 Có kỳ hạn > 12 tháng 110.179 131.144 247.185

Tổng tiền gửi của KH 462.638 502.951 743.212

Nguồn: Báo cáo tài chính NH NN & PTNT HBT(năm 2005 - 2007)

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy trong 3 năm vừa qua lượng vồn huy động theo nội tệ tăng lên đáng kể. Năm 2005 lượng vốn huy động được là 324.071 triệu VNĐ. Năm 2006 tăng lên không đáng kể song sang đến năm 2007 lượng vốn này đã là 460.021 triệu VNĐ, như vậy là đã tăng 135.950 triệu VNĐ tức là đã tăng hơn 41,95% so với năm 2005.

Có được điều này đo là do trong năm 2007 Ngân hàng đã đẩy mạnh một số biện pháp thu hút vốn, hàng loạt các chương trình khuyến mãi, chương trình tiết kiệm dự thưởng ra đời như chương trình“ gưỉ tiền trúng vàng 3 chữ A”, hay tham dự Agribank Cup. Bên cạnh đó ngân hàng còn đa dạng hoá các hình thức lãi suất phù hợp và hấp dẫn với thị trường.

Không thể không nhắc đến sự tăng vọt của vốn ngoại tệ trong thời gian qua. Qua biểu đồ ta có thể thấy nhìn chung lượng vốn ngoại tệ tăng trưởng khá tốt và tăng lên nhanh theo các năm.

Năm 2005 lượng vốn ngoại tệ huy động được là 138.568 triệu VNĐ trong đó vôn ngoại tệ có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng là chủ yếu, điều này rất thuận lợi cho việc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng - một vấn đề đang rất được khách hàng quan tâm hiện nay khi nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sang năm 2007 lượng vốn huy động được là 283.191 triệu VNĐ, tức là đã tăng gần gâp đôi so với năm trước.

2.3.5 Tình hình biến động về lãi suất trong thời gian qua

Như đã nói ở trên, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy đọng vốn của ngân hàng thương mại. Chi phí của nguồn vốn huy động là nhân tố quyết định đến cả số lượng và chất lượng của nguồn vốn. Yếu tố xác định chi phí của nguồn vốn chình là lãi suất: huy động vốn với lãi suất đặt ra lón thì sẽ thu hút đựơc số lượng khách hàng nhiều hơn, tuy nhiên ngân hàng lại phải trả giá cao hơn cho các nguồn ấy và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng .Và ngược lại nếu đặt ra mức lãi suất quá thấp thì sẽ không thu hút được khách hàng đến gửi tiền bởi vì bên cạnh sự an toàn, khách hàng luôn có xu hướng tím đến ngân hàng có lãi suất cao nhất để gửi tiền và chính điều đó sẽ quyết định đến nguồn vốn huy động của họ.

Trong thời gian cuối năm 2007, đầu năm 2008 vừa qua tình hình lãi suất trên thị trường nước ta biến động rất phức tạp. Có những thời điểm ngân hàng đưa ra mức lãi suất mà chỉ áp dụng trong 1 ngày làm việc(29/02/2008). Sau đây xin được cung cấp một khía cạnh nhỏ của diễn biến lãi suất trả sau tại NHNH&PTNT HBT trong thời gian vừa qua:

Bảng 2.9: Biến động lãi suất trả trả sau từ 13/8/07 đến 10/03/08 (Đơn vị: %) Thời gian Kỳ Hạn 13/08/07 25/02/08 29/02/08 06/03/08 10/03/08 Tiết kiệm KKH 0.25 0.30 0.30 0.30 0.30 Tiết kiệm 01TH 0.55 0.72 1.00 1.00 1.00 Tiết kiệm 02TH 0.58 0.73 1.00 0.95 1.00 Tiết kiệm 03TH 0.60 0.75 0.77 0.77 1.00 Tiết kiệm 05TH - 0.755 0.77 0.95 1.00 Tiết kiệm 06TH 0.63 0.76 0.77 0.77 1.00 Tiết kiệm 07TH 0.63 0.77 0.77 0.95 1.00 Tiết kiệm 08TH - 0.77 0.77 0.95 1.00 Tiết kiệm 09TH 0.65 0.79 0.77 0.77 1.00 Tiết kiệm 10TH - 0.82 0.77 0.95 1.00 Tiết kiệm 11TH - 0.80 0.80 0.95 1.00 Tiết kiệm 12TH 0.69 0.82 0.82 0.82 1.00 Tiết kiệm 13TH 0.70 0.825 0.825 1.00 1.00 Tiết kiệm 18TH 0.72 0.83 0.83 0.83 0.85 Tiết kiệm 24TH 0.74 0.83 0.83 0.83 0.85 Tiết kiệm 36TH 0.76 0.83 0.83 0.83 1.00 Tiết kiệm 60TH - - - - -

(Nguồn bảng theo dõi lãi suất NHNN&PTNNT Hai Bà Trưng)

Trong thời gian từ tháng 8 năm 2007 đến nay, Ngân hàng đã có 5 lần điều chỉnh lãi suất huy động. Điều đầu tiên dễ nhận thấy đó là mức lãi suất đã tăng lên. Lãi suất không kỳ hạn được điều chỉnh từ 0.25% đến 0.30 %. Đặc biệt tăng nhanh nhất vẫn là lãi suất tiết kiệm 1 tháng: thời điểm cuối năm 2007 là 0.55%/ tháng nhưng đã tăng lên 1.00% / tháng tính đến thời điểm tháng 3 năm 2008, như vậy lãi suất huy động đã tăng lên 81.82 %.

Nguyên nhân của vấn đề này đó là thị trường trong thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường trước được. Đây có thể nói là thời điểm có nhiều biến động mạnh nhất của các NHTM nước ta trong các năm, có thời điểm có NHTM Cổ Phần đã tăng lãi suất huy động quá mức cho phép, NHTW đã đưa

ra nhiều biên pháp để ổn định thị trường nhưng hiệu quả vẫn chưa cao và gặp rất nhiều khó khăn. Các NHTM khó khăn trong việc huy động vốn vào thời điểm này, có thể nói rằng họ tìm mọi cách để có thể huy động được vốn. Nguyên nhân xuất phát từ sự mất giá của thị trường chứng khoán, lạm phát tăng cao, và cũng không thể không kể đến sự hoạt động quá nóng của thị trường bất động sản . Bên cạnh đó cũng việc gia tăng một số lượng lớn các ngân hàng mới vào nước ta, chính sách kinh tế được nới lỏng, các NHTMCP tăng thêm thị phần, hoạt động mạnh mẽ hơn… Vì vậy nó đã gây khó khăn trong việc huy động vốn của NHTM nói chung và cho Agribank HBT nói riêng.

2.4 Những đánh giá và nhận xét

2.4.1 Thành tựu đạt được

Trong thời gian qua NHNN&PTNT HBT đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Luôn là chi nhánh cấp II đi đầu của NHNN&PTNT Hà Nội. Hoạt động huy đọng vốn luôn được xác định là hoạt động quan trọng, là nhiệm vụ số một của ngân hàng. Ngân hàng đã sử dụng nhiều chính sách huy động đa dạng, chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng nhiều tiện ích cho khách hàng. Vì vậy ngân hàng đã đạt được một số kết quả như sau:

Nguồn vốn tăng trưởng mạnh, có xu hướng phát triển tương đối tốt. Cơ cấu nguồn vốn đi theo chiều hướng thuận lợi, nguồn vốn huy động phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng, nhiều khách hàng lớn đến với ngân hàng đã được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

Ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức huy động, những sản phẩm mới cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh hình thức tiết kiệm thông thường, ngân hàng còn tiến hành nhiều hình thức khác như tăng cường tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng vàng...

Bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng đang là vấn đề rất được chú trọng hiện nay. Ngân hàng cũng đã khuyến khích khách hàng đến gửi tiền và đưa ra các hình thức bảo hiểm phù hợp cho họ.

Mạnh lưới khách hàng cũng được mở rộng, nhiều khách hàng có đặt quan hệ thân thiết với ngân hàng, lượng khách hàng dân cư đã tăng lên khá cao, Năm 2007 có thêm 24.378 khách, số lượng khách hàng là tổ chức cũng khá đông.

Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động tăng tốt, vốn huy động ngoại tệ có tốc độ tăng nhanh, chiếm vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ vào hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động dịch vụ với các ngân hàng khác.

Bên cạnh đó có thể nói đến mức độ tin tưởng của khách hàng dành cho

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nộix (Trang 39 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w