Các thành phần ADSL từ phía nhà cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Công nghệ ADSL (Trang 37)

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem các ISP thực hiện cung cấp ADSL như thế nào.

DSLAM - DSL Access Multiplexer

BAS - Broadband Access Server

ISP - Internet Service Provider 2.3.6.1. DSLAM là gì ?

DSLAM (Digital Subscriber Line Access Multiplexer) - Bộ dồn kênh truy

nhập đường thuê bao số - là một thiết bị đầu cuối DSL được đặt tại địa điểm của nhà cung cấp dịch vụ mạng. DSLAM tập trung luồng dữ liệu từ các mạch vòng DSL và tổ hợp thành tốc độ cao hơn như tốc độ T1, E1 hoặc tốc độ ATM của OC-3 (155 Mbps)....rồi đưa tới Internet hay mạng dữ liệu.

Một thiết bị DSLAM có thể tập hợp nhiều kết nối ADSL- có thể nhiều tới hàng trăm thuê bao - và tụ lại trên một kết nối cáp quang. Sợi cáp quang này thư- ờng được nối tới thiết bị gọi là BAS - Broadband Access Server, nhưng nó cũng có thể không nối trực tiếp tới BAS vì BAS có thể được cài đặt ở bất cứ đâu.

DSLAM là thiết bị đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối ADSL. Nó chứa vô số các modem ADSL bố trí về một phía hướng tới các mạch vòng và phía kia là kết nối cáp quang.

2.3.6.2. BAS là gì ?

BAS (Broadband Access Server) là thiết bị đặt giữa DSLAM và POP của

ISP. Một thiết bị BAS có thể phục vụ cho nhiều DSLAM.

Các giao thức truyền thông được đóng gói để truyền dữ liệu thông qua kết nối ADSL, vì vậy mục đích của BAS là mở gói để hoàn trả lại các giao thức đó trư-

ớc khi đi vào Internet. Nó cũng đảm bảo cho kết nối của bạn tới ISP được chính xác giống như khi bạn sử dụng modem quay số hoặc ISDN.

Như chú giải ở trên, ADSL không chỉ rõ các giao thức được sử dụng để tạo thành kết nối tới Internet. Phương pháp mà PC và Modem sử dụng bắt buộc phải giống như BAS sử dụng để cho kết nối thực hiện được.

Thông thường ADSL sử dụng hai giao thức chính là:

PPPoE- PPP over Ethernet Protocol

PPPoA- Point to Point Protocol over ATM 2.3.6.3. ISP là gì?

ISP (Internet Service Provider): nhà cung cấp dịch vụ Internet (WWW, email, ftp, telnet...). Ở Việt Nam hiện nay có các nhà cung cấp dịch vụ Internet như: VDC, FPT, NetNam...

2.3.7 Các thành phần khác của hệ thống ADSL

- Router/ Bridge ADSL:

• Tùy thuộc vào vị trí của thiết bị trong hệ thống mà ta lựa chọn chế độ hoạt động của thiết bị là Router hay Bridge.

• Bridge ADSL phải có cấu hình đủ mạnh để làm nhiệm vụ chuyển tải dữ liệu với tốc độ cao (1 Mbps chiều Upload, 8 mbps chiều Download) và khoảng cách chấp nhận được (4÷5).

- Một số loại Router phổ biến ở Việt Nam hiện nay:

Ccom EGA- 100U: tích hợp tường lửa; tích hợp máy chủ

DHCP; hỗ trợ NAT, máy chủ ảo, DMZ; không có công tắc mở, có nút Reset; 1 cổng 10/100 Mbps, 1 cổng USB. Giá 79 USD, bảo hành 1 năm.

Planet ADE-3000: tích hợp máy chủ DHCP; hỗ trợ NAT, máy

chủ ảo, DMZ; không có công tắc mở, có nút Reset; 1 cổng 10/100 Mbps, 1 cổng USB.Loại này có phần mềm kèm LANGuard, một dạng phần mềm tường lửa. Giá 65 USD, bảo hành 2 năm.

Zoom X3/X4: có tích hợp sẵn “Splitter” và kèm theo 2 “filter” ,

tích hợp máy chủ DHCP; hỗ trợ NAT, máy chủ ảo, DMZ; công tắc tắt mở, có nút Reset; 1 cổng 10/100 Mbpc, 1 cổng USB. Có kích thước nhỏ gọn nhất trong các loại. Bảo hành 2 năm, Zoom X3 có giá 135 USD (VAT), X4 có giá 145 USD (VAT).

2.3.8. Kết nối mạng

Dưới đây sẽ trình bày về những giao thức truyền thông được sử dụng trên kết nối ADSL.

Khi kết nối vào Internet, bạn sử dụng các giao thức chạy ở tầng vận chuyển TCP/IP (chẳng hạn như HTTP- giao thức được sử dụng bởi các web- browser). Quá trình này là giống nhau với các kiểu truy nhập quay số qua PSTN, ISDN và ADSL.

2.3.8.1. Các giao thức được sử dụng giữa Modem và BAS

Khi quay số PSTN/ISDN để truy nhập Internet, chúng ta sử dụng giao thức gọi là PPP để vận chuyển dữ liệu TCP/IP và kiểm tra cũng như xác thực tên và mật khẩu người truy nhập.

Trong ADSL, PPP cũng thường được sử dụng để kiểm tra tên và mật khẩu truy nhập và ATM thì luôn được sử dụng ở mức thấp nhất. Kết nối điển hình như dưới đây:

ATM- Asynchrononus Transfer Mode- được sử dụng như là công cụ

chuyển tải cho ADSL ở mức thấp. Lý do vì đó là cách thuận tiện và mềm dẻo đối với các công ty thoại muốn kéo dài khoảng cách kết nối từ DSLAM tới BAS giúp họ có thể đặt BAS ở bất cứ đâu trên mạng.

Các tham số thiết lập cấu hình ATM

Có hai tham số cần phải thiết lập cấu hình một cách chính xác trên Modem ADSL để đảm bảo kết nối thành công tại mức ATM với DSLAM:

VPI - the Virtual Path Identifier

VCI - the Virtual Channel Identifier 2.3.9. Vai trò của PPP

PPP là giao thức dụng để vận chuyển lưu lượng Internet tới các ISP dọc theo

các kết nối Modem và ISDN. PPP kết hợp chặt chẽ các yếu tố xác thực kiểm tra tên/ mật khẩu - và đó là lý do chính mà người ta dùng PPP với ADSL.

Mặc dù BAS thực thi giao thức PPP và tiến hành việc xác thực, nhưng thực ra việc đó được thực hiện bằng cách truy nhậo vào các cơ sở dữ liệu khách hàng đặt tại ISP. Bằng cách đó, ISP biết được rằng các kết nối do BAS định chuyển tới đã đựơc xác thực thông qua giao dịch với cơ sở dữ liệu riêng của ISP.

2.3.10. Modem ADSL trên thực tế

Modem ADSL thông minh bản thân nó đã tích hợp sẵn các giao thức truyền thông cần thiết (như thiết bị modem ADSL Router hoặc modem được sử dụng kết nối qua cổng Card Ethernet 10/100 Mb) nên chỉ việc lựa chọn và khai báo VPI/VCI cho modem.

Còn modem ADSL thụ động thì phải hoạt động dựa trên hệ điều hành của máy tính để cung cấp các giao thức cần thiết. Các lại modem này bắt buộc phải cài đặt phần mềm điều khiển modem và thiết lập các giao thức PPP, VPI/VCI. Việc cấu hình như vậy phức tạp và đòi hỏi thời gian nhiều hơn.

Chỉ có Windows 98SE, Windows Me, và Windows 2000/XP là có cài sẵn cơ chế thực thi ATM, vì thế người ta ít sử dụng các modem thụ động trên thực tế. Mặc dù các modem thông minh có hỗ trợ các giao thức cần thiết nhưng chúng vẫn có thể được dùng cho các hệ điều hành nói trên.

Các modem thụ động có thể nối với PC thông qua giao diện USB, hoặc có thể được sản xuất dưới dạng PCI card để cắm thẳng trên bảng mạch chủ của PC.

Lưu ý là việc khai thác giao thức ATM không có nghĩa là cần phải có card mạng ATM cho PC - đó chỉ là cơ chế hỗ trợ bằng phần mềm trong hệ điều hành.

2.3.11. Mối tương quan giữa thoại và ADSL

ADSL cho phép cùng lúc vừa truy nhập Internet tốc độ cao lại vừa có thể thực hiện cuộc gọi cũng trên đường dây đó.

Thiết bị chuyên dụng Splitters được sử dụng để tách riêng các tần số cao dùng cho ADSL và các tần số thấp dùng cho thoại. Như vậy, người ta thờng đặt các Splitters tại mỗi đầu của đường dây - phía thuê bao và phía DSLAM.

2.3.11.1. Thoại và ADSL chung sống ra sao?

Tại phía thuê bao, các tần số thấp được chuyển đến máy điện thoại còn các tần số cao đi đến modem ADSL. Tại các tổng đài, các tần số thấp được chuyển sang mạng thoại PSTN còn các tần số cao đi đến ISP.

Tốc độ của kết nối giữa modem ADSL và DSLAM phụ thuộc vào khoảng cách đường truyền và tốc độ tối đa được cấu hình sẵn trên cổng của DSLAM. Còn tốc độ kết nối vào Internet lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như dưới đây:

• Số người dùng kết nối vào cùng một DSLAM và thực tế có bao nhiêu người dùng đang khai thác kết nối.

• Tốc độ kết nối giữa DSLAM và BAS

• Bao nhiêu card DSLAM cùng nối vào một BAS và bao nhiêu người dùng đang khai thác thực tế kết nối.

• Tốc độ kết nối giữa BAS kết nối vào ISP và bao nhiêu người dùng thực tế đang khai thác.

• Tốc độ của kết nối từ ISP tới mạng Internet toàn cầu. • Bao nhiêu thuê bao của ISP đang khai thác (qua các giao tiếp khác nhau như quay số PSTN/ ISDN và ADSL).

• ISP tổ chức caching và proxy ra sao, liệu thông tin mà bạn cần khai thác đã được lưu trữ trên Cache cha hay phải tải về từ Internet.

2.4. ADSL mang lại gì cho người dùng, doanh nghiệp và các tổ chức:2.4.1. Đối với người dùng 2.4.1. Đối với người dùng

Về cơ bản, ADSL sẽ giúp bạn làm những việc quen thuộc trên Internet như dùng thư điện tử, duyệt Web, duyệt diễn đàn, tải file....nhưng nhanh hơn trước rất nhiều lần và bạn có thể làm những việc đó đồng hời thay vì phải làm lần lượt từng

thứ như trước đây. Bạn có thể thoải mái duyệt internet do không phải dài cổ đợi modem quay số gọi tổng đài hay ngồi đọc truyện chưởng chờ Web nạp xong trên trình duyệt. Một điều đáng chú ý là bạn không phải trả cước gọi điện thoại khi dùng ADSL, và đường dây vẫn dùng để gọi được khi đang duyệt Internet, cho dù công nghệ này dựa trên đường dây điện thoại có sẵn.

Ngoài việc tăng tốc cho những nhu cầu Internet phổ biến ở trên, ADSL còn giúp bạn sử dụng Internet vào những tác vụ mà trước đây modem quay số vẫn phải khóc lóc thảm thiết vẫy cờ trắng đầu hàng:

- Thứ nhất, bạn có thể truy cập những website thiết kế với chất

lượng cao, dùng flash, nhạc nền, nhiều ảnh động....

- Thứ hai, bạn có thể nghe và xem các bài hát, bản tin, giới thiệu

phim..từ khắp mọi nơi trên thế giới.

- Thứ ba, phim theo yêu cầu (movie- on- demand). Hiện nay trên

thế giới có nhà cung cấp SingNet (Singapore) đang cung cấp dịch vụ này với giá 6,5 USD/ tháng qua đường ADSL 512 Kbps.

- Thứ tư, hội thảo video qua mạng: kết hợp với webcam, ADSL

sẽ giúp bạn đàm đạo với bạn bè, ngưòi thân hay đối tác kinh doanh qua internet với âm thanh hình ảnh chất lượng cao.

- Thứ năm, chơi multiplayer game trên internet với bạn bè khắp

thế giới. ADSl cho phép các game mạng chạy trơn chu, do thời gian ping thấp.

- Thứ sáu, học qua mạng, bạn có thể tham dự các khóa học từ xa

tổ chức bởi các trường đại học trên thế giới hoặc truy cập các thư viện điện tử trên mạng nhanh hơn.

2.4.2. Đối với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

Thương mại điện tử và nền công nghiệp thông tin là nền tảng tương lai của mọi nền kinh tế. ADSL nói riêng và Broadband Internet nói chung khiến thương mại điện tử trở nên khả thi. Các cửa hàng trên mạng có thể được thiết kế với tính

tương tác cao hơn, cách trình bày hấp dẫn hơn với người dùng. Loại cửa hàng này sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các cơ sở lớn hơn trên quy mô toàn cầu.

Nền công nghệ phần mềm của Việt Nam sẽ đạt tính cạnh tranh cao hơn so với Internet băng thông dụng. Việc phát triển, thăm dò và xâm nhập thị trường cũng như nhận đơn đặt hàng và giao sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn và kinh tế hơn.

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ADSL TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1. Tình hình phát triển ADSL tại Việt Nam

3.1.1. Sự ra đời của kỹ thuật ADSL tại Việt Nam

Trước khi Việt Nam chính thức hòa vào mạng toàn cầu từ cuối năm 1997 thì đã có lác đác một số dịch vụ Internet tư nhân đã xuất hiện tại các thành phố lớn như: Hà Nội, t/p Hồ Chí Minh,...Tuy nhiên lúc này do hạ tầng mạng nước ta chưa có nên tốc độ còn rất chậm, giá thành truy cập mạng lại cao. Trước nhu cầu phát triển của công nghệ thông tin trong nước, đòi hỏi cần phải nâng cấp đường truyền dẫn Internet theo đường cũ (công nghệ Analog) do giá thành cao hay tốc độ chậm. Tháng 7/2003, bộ bưu chính viễn thông đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao ADSL. Hải phòng là thành phố đầu tiên trong cả nước được sử dụng công nghệ ADSL. Từ tháng 2/2002, tập đoàn KT (Hàn Quốc) đã phối hợp với VNPT triển khai thử nghiệm công nghệ ADSL tại Hải Phòng. Từ đó đến nay tốc độ phát triển của truy cập Internet tốc độ cao ADSL phát triển nhanh chóng tại nước ta cũng như các nước trên thế giới.

3.1.2. Công nghệ ADSL tại Việt Nam

3.1.2.1. Các nhà cung cấp đường truyền ADSL tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp đường truyền ADSL như: VNPT,Viettel, FPT, NETNAM, SPT.. Ở đây chúng ta chỉ nói về 2 trong số các nhà cung cấp dịch vụ ADSL tại Việt NAm đó là FPT và NETNAM.

- FPT: Hiện nay FPT đang là nhà cung cấp đường truyền ADSL

lớn thứ hai tại Việt Nam. FPT đưa ra nhiều loại hình dịch vụ kết nối băng thông rộng. Khi sử dụng dịch vụ này của FPT, bạn sẽ được cung cấp miễn phí địa chỉ Email, hỗ trợ kỹ thuật 24/24h. Hiện nay số thuê bao ADSL của FPT đã đạt 23000 thuê bao. Dung lượng kết nối Internet quốc tế đạt khoảng 800 Mbps.

Bảng kê khai chi tiết của một số loại hình dịch vụ ADSL do FPT cung cấp tại Việt Nam:

Mụ tả MegaHOME MegaCAFE

I. CHI PHÍ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ VÀ CƯỚC PHÍ HÀNG THÁNG Phớ khởi tạo dịch vụ

1. Đối với khách hàng mới 1,200,000 VND 1,600,000 VND 2. Phí thay đổi nội dung hợp đồng (**) 500,000 VND 500,000 VND

Phớ dịch vụ hàng thỏng (chọn 1 trong 2 hỡnh thức) 1. Trả theo lưu lượng sử dụng

Phớ thuờ bao 150,000 VND/thỏng 500,000 VND/thỏng Phớ trờn 1 MByte dữ liệu download/upload

Từ 8:00 đến 17:00 80 VND/MB

40 VND/MB

Từ 17:00 đến 8:00 40 VND/MB Mức cước sử dụng tối đa 750,000 VND

2. Thuờ dịch vụ trọn gúi 500,000 VND/thỏng Khụng ỏp dụng

II. TỐC ĐỘ KẾT NỐI

Tốc độ truy nhập Internet tối đa

Download 2,048 Kbps 4,096 Kbps

Upload 256 Kbps 640 Kbps

Cam kết về tốc độ truy nhập Internet

Download - -

Upload - -

III. CÁC DỊCH VỤ MIỄN PHÍ

Địa chỉ IP IP động IP động

Địa chỉ Email

Địa chỉ email được cung cấp kèm theo 3 email 5 email

IV. CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ Hỗ trợ kỹ thuật

Qua điện thoại 24 x 7 24 x 7

Tại địa chỉ sử dụng dịch vụ của khách hàng Trong vũng 06 giờ Trong vũng 06 giờ

Số lượng máy tính được sử dụng 1 máy đến 3 máy 1 đến 50 máy

Thời gian tiến hành khảo sát sau khi nhận hồ sơ đăng

Trong vũng 24 giờ Trong vũng 24 giờ Thời gian lắp đặt & cung cấp dịch vụ (sau khi khảo sát) Trong vũng 07 ngày Trong vũng 04 ngày

- NetNam

• Netnam hiện nay là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng đầu tiên ở Việt Nam. Các dịch vụ ADSL NetNam với băng thông rộng dựa trên công nghệ đường dây thuê bao bất đối xứng, bạn có thể thưởng thức Internet, thực hiện các giao dịch điện tử, video kỹ thuật số, giải trí multimedia...một cách hoàn hảo. Hạn chế của NetNam là vùng phủ sóng còn giới hạn, hiện nay chỉ mới có ở Hà Nội, t/p Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Hiện nay NetNam có khoảng 2.000 thuê bao băng thông rộng.

Các gói dịch vụ ADSL mà NetNam cung cấp:

+ Mega User: dành cho người sử dụng gia đình có từ 1đến 3 máy tính,

tính tiết kiệm chi phí tối đa khi truy cập Internet tại gia đình nhưng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần so với phương thức truy cập gián tiếp qua điện thoại.

Một phần của tài liệu Công nghệ ADSL (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w